Với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, tôm đặc biệt mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn tôm, 3 bộ phận chúng ta không nên quá tiếc rẻ vì dễ chứa thủy ngân bên trong.
- 3 bộ phận của cá được xem là đại bổ 'sánh ngang' nhân sâm, tốt cho sức khỏe: nhiều người thường vứt đi
- Hơn cả kháng sinh trị viêm họng, cảm cúm: 4 loại lá được ví như ‘thần dược’ xóa sạch cơn đau rát, cứ ngậm vài lần là hết ngay
Trên thực tế, tôm chứa nhiều đạm, hàm lượng chất béo thấp, mang lại tác dụng bảo vệ tim mạch, cần thiết cho con người. Cứ gần 100g tôm nấu chín, bạn sẽ nhận được 20g protein, chiếm 40% giá trị protein được khuyến nghị nạp trong một ngày. Tôm cung cấp axit eicosapentaenoic chống viêm (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), cả hai đều là axit béo omega-3 có lợi cho cơ thể. Dẫu vậy, nạp tôm thế nào mới đúng cách có thể nhiều người chưa rõ.
3 bộ phận của con tôm tránh ăn
Ngoài đầu tôm, bác sĩ dinh dưỡng cũng khuyên 2 bộ phận nữa không thể ăn được đó là mang tôm và ruột tôm.
- Nhiều người có quan niệm ăn mắt và đầu tôm, tuy nhiên, đầu tôm dễ tích tụ kim loại nặng và chứa nhiều chất thải. Nếu bộ phận này không được nuôi ở những nơi đảm bảo điều kiện sạch sẽ, đồng nghĩa với việc chúng ta ăn cả túi chất thải của chúng, bao gồm các kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân.
Mọi thức ăn và sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều có một lượng nhỏ thủy ngân, và điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thủy ngân có mặt một cách tự nhiên trong môi trường, nhưng hàm lượng thủy ngân ngày càng tăng lên, đặc biệt dễ ngấm phải các loại động vật sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ.
Thủy ngân có nhiều độc tính trên hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, phổi, da… Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô, bao gồm bộ não.
Tuy nhiên, nếu xác định được mức kim loại trong vùng nước nuôi trồng thủy sản là an toàn thì đầu tôm thực sự rất giàu vitamin A, có thể cân nhắc ăn.
- Mang của tôm, nghĩa là phần gần với miệng, chính là nơi tôm lọc chất bẩn và độc tố của thức ăn trước khi ăn. Do đó bộ phận này rất bẩn và không thể ăn được.
- Ngoài ra phần ruột tôm thường chứa nhiều chất thải của tôm. Bộ phận này là phần màu đen nằm trên lưng tôm, có thể chứa kim loại nặng và độc tố vì vậy trước khi ăn cần thận trọng loại bỏ.
Bên cạnh 3 bộ phận trên, phần chỉ đen của tôm cũng nên bỏ. Đây được gọi là đường tiêu hoá của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Những đường này thường chỉ thấy ở những con tôm to. Đường chỉ này tuy không nguy hiểm vì khi nấu chín thì các vi khuẩn đã chết. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khoẻ thì chúng ta nên làm sạch nó trước khi chế biến.
Ăn tôm như thế nào để tránh bệnh tật
Nhiều người cho rằng cần tránh ăn tôm, vì chúng chứa nhiều cholesterol. Tuy nhiên, tôm là nguồn giàu dưỡng chất và ít chất béo. Vì thế, bạn không cần phải kiêng ăn tôm hoàn toàn mà chỉ cần tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải.
Theo bác sĩ, mỗi tuần bạn có thể nạp 1 lần nguồn dinh dưỡng này. Người lớn chỉ nên tiêu thụ khoảng 100g tôm/ngày và trẻ dưới 4 tuổi chỉ nên ăn khoảng 20-50g tôm tùy theo lứa tuổi cụ thể.
Và để tránh làm gia tăng mức cholesterol trong tôm, bạn nên chế biến chúng bằng cách hấp, luộc hoặc nướng.
Tránh kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C. Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm cũng là điều tuyệt đối cấm kị. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm.
Cẩn thận dị ứng: được xếp vào những các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao, cùng với cá, đậu phộng, lúa mì, sữa và đậu nành.
Ăn tôm bị dị ứng là do trong tôm có chứa chất tropomyosin, một loại protein có trong động vật có vỏ. Ngoài ra, một số protein có trong tôm như arginine kinase và hemocyanin cũng đều có thể gây phản ứng dị ứng.
Người bị dị ứng tôm thường có các triệu chứng như: ngứa ran trong miệng, có vấn đề về tiêu hóa, nghẹt mũi hoặc nổi mẩn đỏ trên da. Một số trường hợp dị ứng tôm có thể bị sốc phản vệ, thậm chí tử vong nếu không được điều trị lập tức. Vì thế, nếu bạn bị dị ứng tôm thì tốt nhất là không nên ăn tôm.
Những người không nên ăn tôm
Người đang bị ho
Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.
Người đang bị hen suyễn
Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.
Người đang có triệu chứng viêm
Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
Người yếu bụng
Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp
Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.