Liệu đổ mồ hôi nhiều hơn hay đổ mồ hôi ít hơn thì khỏe mạnh hơn? Cơ thể ra nhiều mồ hôi có phải là sẽ thải độc tốt hơn hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều người.
- Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra mối liên hệ giữa tóc bạc và ung thư: Thực hư ra sao?
- Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch 2 chi dưới và cách khắc phục
Theo Gia đình và Xã hội, khi nhiệt độ tăng cao, tuyến mồ hôi của cơ thể con người sẽ bắt đầu hoạt động khiến bề mặt da "đổ mồ hôi". Đây là cơ chế quan trọng để cơ thể điều hòa thân nhiệt cũng như thải một số chất thải chuyển hóa ra khỏi cơ thể. Điều này rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe làn da, đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ sừng hóa da.
Đổ mồ hôi là một chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể con người để tăng cường thích ứng với môi trường nóng nực bên ngoài. Nếu bạn ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp hàng ngày thì chức năng điều tiết này của cơ thể cũng sẽ không hoạt động. Tuy nhiên, khi bạn ra ngoài trời nắng nóng, cơ thể điều chỉnh không thể theo kịp và nó có nhiều khả năng gặp sự cố như đột quỵ, sốc nhiệt.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là mùa hè không dùng được điều hòa, mà là nhắc nhở mọi người mùa hè phải điều hòa vừa phải. Việc đổ mồ hôi có giá trị tốt cho sức khỏe làn da, thải độc tố, lưu thông khí huyết, còn có thể nâng cao sức chịu đựng của cơ thể.
Một điểm cần lưu ý nữa là mùa hè đổ mồ hôi cũng cần chia ra từng trường hợp cụ thể, nếu do thời tiết nắng nóng hoặc vận động thể lực thì là mồ hôi bình thường, đổ mồ hôi ở mức độ vừa phải rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp một số trường hợp đổ mồ hôi bất thường, bạn cũng nên cảnh giác với những nguy hiểm có thể xảy ra cho sức khỏe, kịp thời điều chỉnh cơ thể.
Những kiểu đổ mồ hôi tiềm ẩn nguy hiểm
"Mồ hôi lạnh" vào mùa hè
Mồ hôi lạnh thực chất chỉ là cách mô tả tình trạng đổ mồ hôi bất thường, không phải là mồ hôi nóng lạnh thực sự. Một số người, rõ ràng là trong thời tiết không quá nóng, hoặc trong môi trường mát mẻ vẫn bị ra mồ hôi bất thường. Nếu đổ mồ hôi kèm theo yếu tay chân, thiếu sinh lực,… thì đó là "mồ hôi lạnh" do suy nhược cơ thể.
"Đổ mồ hôi đêm" vào mùa hè
Đổ mồ hôi ban đêm là hiện tượng bạn đổ mồ hôi nhiều hơn sau khi chìm vào giấc ngủ và ngừng đổ mồ hôi sau khi thức dậy. Đặc biệt vào nửa đêm và rạng sáng, mồ hôi ban đêm thường xuất hiện nhiều ở ngực, lưng, đùi và các vị trí khác. Hầu hết những tình trạng này là do âm dương thiếu hụt, một số trường hợp là do tỳ vị và dạ dày không tương hợp.
"Đổ mồ hôi" có màu
Chúng ta đều biết mồ hôi thường không màu và trong suốt, nhưng đôi khi ngoài mồ hôi trong suốt bình thường, có thể có mồ hôi có màu do sức khỏe của các cơ quan nội tạng và sức khỏe của cơ thể thay đổi.
Theo báo Phụ nữ Việt Nam, có 4 bệnh có thể xác định qua dấu hiệu đổ mồ hôi
Căng thẳng hoặc lo lắng
Ví dụ, khi nói trước công chúng, trước mỗi kì kiểm tra, nhiều người rơi vào trạng thái cảm xúc như căng thẳng cảm xúc, lo lắng hoặc sợ hãi... Những trạng thái này kích thích thần kinh giao cảm, từ đó có thể dẫn đến tăng mồ hôi.
Bệnh tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi là một bệnh do tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều mồ hôi, phổ biến ở bàn tay và bàn chân, mặt và nách. Loại mồ hôi này là bất thường, lấy mồ hôi tay làm ví dụ, thường lòng bàn tay ẩm ướt, nghiêm trọng sẽ nhỏ giọt. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường có tính di truyền.
Hạ đường huyết
Khi tiêm quá nhiều insulin, dùng thuốc hạ đường huyết đường uống, chế độ ăn uống không đúng cách, tập thể dục quá mức... cũng có thể khiến lượng đường trong máu quá thấp. Lúc này cơ thể xuất hiện một loạt các triệu chứng, bao gồm tăng tiết mồ hôi, nhịp tim nhanh, chóng mặt, mệt mỏi...
Do bệnh cường giáp
Những người bị cường giáp vì hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều có thể dẫn đến tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể, do đó làm cho cơ thể sản xuất nhiều calo hơn. Để làm mát, cơ thể cần phải điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách đổ mồ hôi.
Đồng thời, quá nhiều hormone tuyến giáp cũng có thể gây ra hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động quá mức, do đó kích thích tuyến mồ hôi tiết ra một lượng lớn mồ hôi.