Rau chùm ngây được mệnh danh là “thần dược” nhưng không ít trường hợp ngộ độc rau chùm ngây nghiêm trọng, bởi vậy đừng bỏ qua những kiến thức giúp nhận biết dấu hiệu và cách xử trí cần thiết.
- Cứu sống bệnh nhân ngừng tim do ngộ độc cá nóc
- Ngộ độc thực phẩm hay cúm dạ dày? Bạn có thể dựa vào điều này để nhận biết
Mang nhiều công dụng đối với sức khỏe là vậy nhưng sử dụng rau chùm ngây đúng cách cũng là điều vô cùng quan trọng để tránh bị ngộ độc. Dấu hiệu và cách xử trí ra sao khi bị ngộ độc rau chùm ngây, bất cứ ai cũng nên nắm rõ để ứng dụng vào cuộc sống.
Nếu như rau chùm ngây là một loại rau có nhiều lợi ích đối với việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ngừa ung thư, tăng cường các chất dinh dưỡng thì khi sử dụng quá nhiều, có thể gây ra những tác dụng ngược lại cực kỳ nguy hiểm. Không thể lạm dụng rau chùm ngây như một cách chữa bệnh vì đã có trường hợp bị ngộ độc rau chùm ngây dẫn đến tử vong.
Rau chùm ngây mang nhiều lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể nếu dùng đúng cách
Vậy nên làm gì khi bị ngộ độc rau chùm ngây, những ai không nên ăn rau chùm ngây và biểu hiện đầu tiên khi phát hiện ngộ độc rau chùm ngây là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm rõ những thông tin bổ ích nhất.
Những người tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây
Rau chùm ngây rất giàu dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp đối với phụ nữ mang thai, nhất là những người có thai những tháng đầu tiên. Trong rau chùm ngây có các chất làm tăng nguy cơ khiến tử cung không co bóp và làm trơn tử cung gây sảy thai, nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Rau chùm ngây cũng không nên sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi sinh nở vì nếu dùng liên tiếp trong 5-7 ngày có thể gây tình trạng vô sinh ở phụ nữ.
Đối với trẻ em, không nên cho trẻ ăn quá nhiều chùm ngây mà chỉ nên ăn tối đa 3 bữa mỗi tuần và ăn cách ngày. Trong mỗi bữa, chỉ nên cho trẻ ăn tối đa 39gr rau chùm ngây, có thể nấu chín tới để đảm bảo giữ đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho trẻ khi ăn.
Phụ nữ có thai giai đoạn đầu tuyệt đối không nên sử dụng rau chùm ngây
Những người có tiền sử bệnh mất ngủ không nên ăn rau chùm ngây vào buổi tối. Ngoài ra, rau chùm ngây còn chứa lượng vitamin C và canxi rất lớn, không nên lạm dụng gây dư thừa vitamin C và canxi ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Rau chùm ngây cũng giống như các loại thực phẩm khác, tuy bổ dưỡng nhưng không nên sử dụng quá nhiều mà trong thực đơn nên đa dạng các loại thực phẩm để duy trì sức khỏe tốt nhất.
Dấu hiệu khi ngộ độc rau chùm ngây
Ngộ độc rau chùm ngây có 2 dạng chính: một là dạng ngộ độc cấp xảy ra ngay sau khi ăn, hai là chất độc ngấm dần vào cơ thể.
Đối với trường hợp ngộ độc cấp tính thường phát tác ngay lập tức sau khi ăn, có thể nhận thấy biểu hiện rõ rệt là người cảm thấy đột ngột mệt mỏi, yếu ớt, chóng mặt và buồn nôn. Người bệnh có thể bị đi ngoài, nôn ói liên tục. Trường hợp này nếu không kịp thời cấp cứu có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Dấu hiệu khác của ngộ độc rau chùm ngây là ngộ độc mãn tính, tuy không phát tác ngay sau khi ăn nhưng có thể gây ra tình trạng thừa vitamin C, thừa canxi ảnh hưởng đến nội tạng và các bộ phận khác trong cơ thể, dẫn đến các bệnh tật nguy hiểm khác. Do đó, người dùng nên chú ý liều lượng và cân đối trong việc sử dụng rau chùm ngây trong khẩu phần ăn.
Khi ngộ độc rau chùm ngây, nên sơ cứu nhanh và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất
Cách xử trí khi bị ngộ độc rau chùm ngây
Cách xử lý nhanh nhất khi bị ngộ độc rau chùm ngây là lập tức nôn ra để thải độc. Có thể gây nôn bằng cách dùng lông gà hoặc lấy ngón tay móc vào trong họng để nôn ra. Trong quá trình làm lưu ý nhẹ nhàng, không dùng móng tay để tránh gây xước họng. Đối với trẻ nhỏ thì nên đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên và liên tục chùi sạch bằng khăn mềm.
Khi cơ thể và đặc biệt là dạ dày nhiễm độc, không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần sơ cứu nhanh cho người bệnh tại nhà bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước để cơ thể thải bớt các chất độc tố. Tuyệt đối không nên cho người bệnh uống nước có muối hoặc uống sữa vì có thể gây kích thích dạ dày,
Khi ngộ độc cây chùm ngây, nên lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, nắm rõ thông tin về khối lượng rau chùm ngây đã sử dụng, cách thức chế biến, thời gian xảy ra ngộ độc để các cán bộ y tế có hướng điều trị kịp thời và chính xác nhất.