Núm vú có lông cũng có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, bao gồm hội chứng Cushings và hội chứng buồng trứng đa nang.
- 5 dấu hiệu cảnh báo viêm gan B biến thành ung thư gan bạn cần biết càng sớm càng tốt
- Phát hiện bệnh tiểu đường thì đã quá nặng vì bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm này
Cơ thể chúng ta được bao phủ một lớp lông, chỉ có điều khác nhau ở tùy người, có người nhiều có người ít. Lớp lông này có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể để cảm thấy đỡ lạnh hơn. Nó cũng có tác dụng làm giảm sự trầy xước trên cơ thể. Theo đặc điểm cấu tạo sinh học, lớp lông trên cơ thể cũng được phân bố không giống nhau, ví dụ trên đầu có nhiều (chúng ta vẫn gọi là tóc) để giúp giữ bụi bẩn và loại bỏ các chất độc khác ra khỏi cơ thể.
Có thể có nhiều người không thích sự xuất hiện của các lớp lông, nhất là phụ nữ. nhưng nhìn chung, nếu là tự nhiên thì nó không phải là điều gì gây hại. Tuy nhiên, nếu bỗng nhiên thấy lông xuất hiện nhiều hơn, nhất là ở phần ngực (núm vú) thì chị em cần hết sức chú ý.
Ở phụ nữ, quanh núm vú có lông đơn giản là do cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormone nam giới testosterone. Bất kì ai, kể cả phụ nữ đều có hormone này trong cơ thể, nhưng ở phụ nữ, lượng testosterone thường thấp. Sự gia tăng testosterone kích thích sự phát triển của lông, tóc. Tương tự như vậy, sự sụt giảm ostroegen - hormone nữ tính - cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến sự tăng trưởng tóc đột ngột.
Tuy nhiên, núm vú có lông cũng có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, bao gồm hội chứng Cushings và hội chứng buồng trứng đa nang.
1. Hội chứng Cushings
Theo trang The Sun, lông xuất hiện quá mức quanh núm vú có thể là triệu chứng của hội chứng Cushing - hội chứng có nguyên nhân là do quá nhiều hormone cortisol trong cơ thể.
Bác sĩ Reshmi Srinath, trợ lý giáo sư về bệnh tiểu đường, nội tiết và bệnh xương tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, cho biết: Hội chứng Cushing là một rối loạn xảy ra khi cơ thể chứa lượng nhiều hormone cortisol (glucocorticoid). "Tình trạng này có thể hiếm gặp (chỉ có 10-15/1triệu người bị ảnh hưởng, 70% trong số đó được chẩn đoán là phụ nữ) nhưng nó hoàn toàn có thể gây tăng cân quá mức, nhất là làm tăng mỡ thừa quanh vùng bụng và sau cổ".
Những nguyên nhân khác bao gồm tăng chất béo trên ngực và bụng, mặt đỏ, có vết bầm tím trên cơ thể, cánh tay và chân yếu, suy giảm ham muốn tình dục, trầm cảm và nhiều lông trên cơ thể.
Những người mắc hội chứng Cushing thường có năng lượng thấp và dễ gặp các biến chứng như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao. Nếu không điều trị, hội chứng Cushing có thể trở nên nghiêm trọng, và việc điều trị có thể lâu và khó khăn hơn.
Ngoài ra, hội chứng này cũng có thể là một kết quả của việc dùng thuốc steroid - hoặc do một khối u trên tuyến yên trong não hoặc trên tuyến thượng thận trong thận gây ra.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormone và kháng insulin. Theo bác sĩ Sherry Ross, chuyên gia về sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California, PCOS xảy ra khi buồng trứng hoặc tuyến thượng thận của người phụ nữ tạo ra nhiều kích thích tố nam hơn bình thường. Theo CDC, 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ gặp phải tình trạng này và chỉ có khoảng một nửa trong số đó được chẩn đoán.
Chị em bị PCOS thường không có sự rụng trứng do các nang trong buồng trứng không thể giải phóng trứng. Trong những trường hợp nặng, những người bị PCOS có thể bị tăng trưởng lông trên mặt, ngực, lưng và các vùng khác trên cơ thể.
Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có lượng nội tiết tố nam cao hơn, chu kỳ không đều và u nang. Vấn đề này thường gặp ở những phụ nữ ở độ tuổi sinh sản.
Một số triệu chứng khác của hội chứng buồng trứng đa nang như sau:
- Chu kì kinh nguyệt không đều: Không đều ở đây có thể là 2-3 tháng/lần hoặc thậm chí 1-2 lần/năm. Không những thế, khi có kinh nguyệt, lượng máu ra cũng có thể là khá nhiều.
- Tăng cân không giải thích được: Các vấn đề về nội tiết tố có thể làm tăng cân, vì vậy mà phụ nữ có PCOS thường bị thừa cân hoặc béo phì.
- Rậm lông, kể cả ở những nơi không mong muốn như trên mặt: Hoặc là bạn cũng có thể bị chứng hói đầu như nam giới.
- Xuất hiện mụn trứng cá: Sự thay đổi hormone có thể dẫn đến da dầu và mụn nhọt.
- Khó thụ thai: Đó là vì bạn không rụng trứng thường xuyên nhưng lại khó có thể nhận ra được.
Nếu bạn cảm thấy tự ti về tóc lông quanh núm vú, bạn có thể tìm cách loại bỏ nó, chẳng hạn như sản phẩm tẩy lông...
Nếu bạn nghĩ rằng, tình trạng xuất hiện lông quanh núm vú quá nhiều mà không có triệu chứng nào khác liên quan đến hội chứng PCOS hoặc Cushing, thì hãy liên hệ với bác sĩ và đi khám ngay để biết nguyên nhân chính xác.