Thời tiết nắng nóng, nhiều người bắt đầu có thói quen tắm 3-4 lần trong ngày. Tuy nhiên điều này có thật sự tốt khi gần đây có thông tin cho rằng tắm quá nhiều sẽ bị... ung thư.
- Vùng kín se khít tự nhiên như chưa từng sinh nở nhờ loạt bài tập yoga cực đơn giản này tại nhà
- Bạn sẽ bỏ ngay thói quen nhổ lông nách bằng nhíp nếu biết trước những tác hại khôn lường này
Tắm là một việc làm cần thiết của mỗi người, tắm giúp dội đi những mệt mỏi, nóng bức trên cơ thể. Đặc biệt khi thời tiết càng ngày càng nóng lên, tần suất tắm của con người cũng tăng lên, nhất là các chị em phụ nữ thường là những người ưa sạch sẽ.
Có người mỗi ngày đều tắm, thậm chí có người một ngày tắm vài lần. Ai cũng cho rằng tắm rửa là sạch sẽ, an toàn. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin một nghiên cứu của Mexico cho thấy tắm thường xuyên rất dễ tăng khả năng lây nhiễm nguy hiểm, tắm quá nhiều lần có thể dẫn tới ung thư.
Có lẽ thông tin này sẽ khiến nhiều người lo lắng về thói quen vệ sinh cơ thể của mình, nhưng liệu thật sự tắm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe? Chuyên gia Chu Hiểu Bác là bác sĩ tại bệnh viện thuộc trường Đại học Giao thông Thượng Hải đã giải thích vấn đề này.
Tắm quá nhiều có thể gây ung thư?
Theo thông tin trên mạng Internet, tắm quá nhiều lần sẽ dẫn đến giảm thiểu bã nhờn trên da, tiếp đến gây khô da, hiện tượng khô da trong thời gian dài thì rất dễ dẫn tới viêm da và chuyển đến ung thư.
Thực tế, viêm da phân thành các loại 7 loại cơ bản (dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, viêm da dầu, viêm da cơ địa, tổ địa, phát ban toàn thân, viêm da ánh sáng,...), nếu tính tỉ mỉ có hàng trăm loại khác nhau, trong đó chính xác có thể biến đổi thành tiền ung thư là rất ít.
Hơn nữa, nếu mọi người phát hiện ra các triệu chứng viêm da, họ thường đi khám bác sĩ, trường hợp ngồi chờ biến đổi thành ung thư rất hiếm gặp. Do đó, tắm thường xuyên dẫn đến ung thư chỉ là một giả thuyết trong trường hợp cực đoan.
Tắm quá nhiều có gây tổn thương cho da?
Chính xác tắm nhiều lần cũng gây tổn thương cho da. Khi chúng ta tắm quá thường xuyên, thậm chí còn dùng lực để chà xát khi tắm, lớp sừng bảo vệ da bị tổn thương, dẫn đến cấu trúc da bị suy yếu, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào bên trong da. Vì vậy tắm quá nhiều cũng không hề tốt.
Tuy nhiên, ngay cả dùng lực chà xát khi tắm, công năng của lớp bên ngoài da cũng sẽ không bị phá hủy hoàn toàn. Chủ yếu có thể giải thích từ 2 phương diện sau:
Trước hết, chà xát khi tắm mặc dù sẽ làm mất đi nhiều chất sừng của da, nhưng lớp chất sừng của da bình thường có ít nhất 40-50 lớp tế bào tạo thành, để loại bỏ 50 lớp tế bào này, thật sự không hề dễ dàng.
Thứ hai, các tế bào da phát triển nhanh chóng, trung bình cứ 21 ngày sẽ tái sinh 1 lần, vì vậy lớp da mới cũng cần thời gian để phục hồi và sửa chữa.
Tuy nhiên, nếu sau khi tắm phát hiện thấy da bị đỏ không thể thuyên giảm, thì cần phải đến bác sĩ thăm khám.
Cách tắm khoa học để bảo vệ sức khỏe
Nhiệt độ nước tắm
Tắm căn cứ vào nhiệt độ bình thường có thể chia thành 3 loại: tắm nước nóng, tắm nước ấm và tắm nước lạnh.
Tắm nước nóng để lưu thông máu: Nhiệt độ tắm nước nóng là khoảng 40°C, công hiệu cũng tương tự như suối nước nóng, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sự trao đổi chất, tốt cho não và cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp. Mùa đông tắm nước nóng tương đối thích hợp, mùa hè sau khi vận động, trong tình trạng mồ hôi nhễ nhại, tốt nhất cũng nên tắm nước nóng.
Tắm nước ấm giúp trấn tĩnh: Tắm nước ấm ở khoảng 35°C, tay cảm thấy hơi nóng. Nhiệt độ này cao hơn so với da, nhưng thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ thích hợp ngâm người khi tắm. Trong trường hợp bình thường, mùa hè nên tắm nước ấm, giúp trấn an thần kinh, đối với bệnh cao huyết áp, mất ngủ, da bị ngứa,… cũng có công hiệu nhất định, đây cũng là nhiệt độ tốt nhất để loại bỏ bụi bẩn trên da.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, người khỏe mạnh ngâm mình 30 phút trong nước có nhiệt độ 35 độ C sẽ tăng cường cung cấp máu lên tim. Tắm bằng nước ấm thường xuyên tăng cảm giác ngon miệng, và làm cho làn da hồng hào hơn.
Tắm nước lạnh là tập thể dục: Nhiệt độ của tắm nước lạnh là khoảng 20°C, là 1 trong 3 loại có hiệu quả tập thể dục rõ rệt nhất. Khi cơ thể được dội nước lạnh sẽ nhanh chóng phát huy chức năng điều tiết, điều này sẽ giúp nâng cao khả năng thích ứng của hệ thần kinh, lại có thể tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể, phòng ngừa xơ cứng động mạch.
Bình thường nhiệt độ khi tắm khống chế ở 3 mức trên là an toàn, tùy vào địa điểm và thời gian nên lựa chọn nhiệt độ thích hợp để đạt được hiệu quả tương ứng.
Thời gian tắm
Về thời gian tắm xưa nay cũng có nhiều tranh luận, người Châu Âu thì quen tắm vào buổi sáng, trong khi người châu Á tắm nhiều vào buổi tối.
Nhưng trên thực tế, đã có nhiều thảo luận nghiên cứu về vấn đề này, ví dụ năm 2015, tạp chí Biometeorol đã xuất bản một bài báo nói về ảnh hường của việc tắm buổi sáng và tắm buổi tối đối với hiệu suất làm việc và chức năng sinh lý, kết quả thể hiện việc tắm vào buổi sáng về duy trì nhiệt độ cơ thể, nâng cao hiệu quả làm việc so với tắm vào buổi tối có lợi thế hơn.
Ngoài ra, kiến nghị mỗi lần tắm nên khống chế trong thời gian 20 phút, nếu tắm quá lâu có thể trong phòng tắm thông gió không tốt dẫn thiếu oxy ở mức độ nhất định.
Tần suất tắm
Vào mùa hè, cơ thể con người bài tiết mồ hôi tương đối nhiều, mỗi ngày nên tắm một lần. Mùa đông, mùa xuân và mùa thu thời tiết không nóng, số lần tắm có thể khác nhau tùy từng người. Người có thể trọng tương đối béo thì tuyến bã nhờn bài tiết ra nhiều, có thể tăng số lần tắm. Người già tuyến bã nhờn bài tiết ít, có thể giảm thiểu số lần tắm.
Tất nhiên, tần suất tắm cũng phụ thuộc vào thời gian và địa điểm. Miền Nam thời tiết nóng, mỗi ngày tắm rửa không quá 3 lần. Miền Bắc thời tiết lạnh hơn, nhất là vào mùa đông, 1 tuần tắm 1 lần cũng không sao.
Đối với những người có làn da bình thường, chà xát khi tắm đều không có vấn đề gì, căn cứ vào mùa, khí hậu để lựa chọn tần suất cũng như nhiệt độ nước thích hợp với cơ thể là điều kiện cần thiết để bảo vệ sức khỏe an toàn.