Các độc tố trong nấm mốc có thể gây hại trực tiếp cho sức khỏe nên bạn cần tìm cách loại bỏ hết những ổ chứa nấm mốc trong ngôi nhà của chính mình.
- Nguyên tắc '4 ăn 4 không' giúp phòng ngừa ung thư gan hiệu quả
- Ngủ dậy thấy miệng có "vị" này coi chừng nhiều cơ quan trong người đang "kêu cứu", đi khám trước khi xuất hiện ung thư
Vi khuẩn rất dễ xuất hiện trong cuộc sống và có nhiều loại vi khuẩn còn gây độc hại cho sức khỏe. Chỉ cần chúng xâm nhập vào cơ thể con người là dễ dẫn đến nhiều loại bệnh tật. Trong số đó thì nấm mốc là loại thực vật rất khủng khiếp, thậm chí còn là độc tố gây ung thư. Nhưng chúng lại không sợ nhiệt độ cao và điều quan trọng hơn là chúng có thể trú ngụ rất nhiều trong gian bếp nhà bạn.
Dưới đây là 3 nơi mà nấm mốc dễ làm tổ nhất trong ngôi nhà của bạn, tìm hiểu ngay để biết cách bảo vệ sức khỏe bạn nhé!
1. Đũa, thớt
Càng là những thứ có bề mặt gỗ thì sau một thời gian sử dụng, cặn thức ăn còn sót lại mà không được vệ sinh sạch sẽ có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Trong số đó thì đũa, thớt rất dễ bị ẩm mốc sau khi rửa mà không được phơi khô.
Trên thực tế thì nấm mốc trên đũa, thớt không thể làm sạch hoàn toàn và nấm mốc còn bám rất dai, khó diệt sạch dù là ở nền nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu đũa, thớt ở nhà đã bị mốc thì bạn nên vứt bỏ ngay hoặc thay định kỳ đồ mới sau 3 tháng sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe.
2. Thực phẩm bị mốc
Nhiều loại thực phẩm cũng dễ bị nấm mốc phát triển nếu không chú ý đến yếu tố bảo quản hoặc tích trữ quá lâu. Một số người tiếc rẻ còn cắt đi phần bị mốc hoặc rửa sạch để tiếp tục sử dụng mà không biết rằng cách làm này hoàn toàn sai lầm.
Thực phẩm bị mốc có chứa một loại độc tố là aflatoxin (chất gây ung thư). Nếu tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này có thể gây ung thư. Do đó, nếu phát hiện trái cây, bánh mì hay các loại thực phẩm trong gian bếp đã bị mốc thì bạn cần vứt bỏ toàn bộ.
3. Nhà vệ sinh, tủ lạnh, máy giặt
Có một số góc đặc biệt của ngôi nhà rất dễ bị ẩm và hiếm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chẳng hạn như nhà vệ sinh, tủ lạnh hay máy giặt. Nếu tiếp xúc lâu dài với những nơi có nấm mốc thì nó cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, cần thường xuyên chú ý vệ sinh sạch sẽ các nơi dễ bị ẩm trong ngôi nhà của mình. Sau khi làm sạch xong cũng nên lau khô bằng khăn sạch và thường xuyên mở thêm cửa sổ để thông gió, tránh nấm mốc phát triển.
Trên đây chỉ là một số vị trí dễ xuất hiện nấm mốc trong ngôi nhà, bạn cần chú ý và tìm biện pháp khắc phục để tránh xa nấm mốc và bảo vệ sức khỏe của mình.
*Một vài điều cần nhớ để tránh không cho nấm mốc xuất hiện trong ngôi nhà:
- Chú ý tới hạn sử dụng khi mua thực phẩm, tuyệt đối không mua hàng cận date và bảo đảm sử dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất, tránh để lâu.
- Luôn giữ đũa, thớt, cửa tủ lạnh, máy giặt... được lau chùi, khô ráo.
- Nếu thực phẩm đã có phần bị mốc, cần vứt toàn bộ chứ không nên cắt bỏ hay dùng cố nốt ở những phần chưa xuất hiện mốc.