Loại thảo mộc này cũng được ghi nhận với nhiều đặc tính chữa bệnh đã được sử dụng trong y học dân gian và y học cổ truyền Ayurveda của Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Không có gì ngạc nhiên khi nó thường được gọi là "vua của các loại thảo mộc", "thảo mộc hoàng gia" hay "húng quế thánh". Trên thực tế, tên gọi húng quế có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "vua".
- 5 thực phẩm sau chứa chất béo tốt cho những người béo phì, vừa giúp giảm cân vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
- Những thói quen tiêu cực bạn đang vô tình làm hàng này là tác nhân "hành hạ" dạ dày mà bạn không ngờ tới
Húng quế thông thường hoặc húng quế ngọt chủ yếu được sử dụng để nấu ăn, nhưng nó lại có đặc tính chữa bệnh và do đó phần lớn được sử dụng cho mục đích y học.
Nguồn gốc của cây húng quế
Húng quế có nguồn gốc từ các vùng của Ấn Độ, Châu Phi và các vùng nhiệt đới của Châu Á. Nó được trồng tốt nhất trong một môi trường ấm áp.
Lợi ích của việc tiêu thụ húng quế
Dưới đây là một số cách mà húng quế có thể cải thiện sức khỏe của bạn:
1. Điều trị cảm lạnh thông thường
Một nghiên cứu xem xét các tác dụng tổng thể của lá húng quế, đặc biệt là giống tulsi, cho thấy rằng chúng có thể giúp giảm cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm khi được tiêu thụ ở dạng trà hoặc nhai trực tiếp.
2. Giảm ho
Lá húng quế, cũng có thể giúp giảm ho bằng cách hỗ trợ cơ thể giải phóng chất nhầy. Không có gì lạ khi nó là một thành phần phổ biến trong xi-rô trị ho.
Một nghiên cứu khác, lần này xem xét tác dụng của hạt húng quế, cho thấy chúng có thể hỗ trợ giảm ho bằng cách thư giãn các cơ.
3. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Cây húng quế có thể tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tăng các tế bào tiêu diệt tự nhiên, có liên quan đến việc tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus và tế bào T-helper, hỗ trợ kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Hiệu ứng này được quan sát thấy ở các đối tượng sau khi họ tiêu thụ 300 mg lá húng quế trước thức ăn hàng ngày trong 4 tuần.
4. Chống lại căng thẳng
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây húng quế có thể giúp giảm bớt căng thẳng . Lá được tán thành bột mịn cô đặc đến 500 mg đóng thành viên con nhộng và cho uống ngày 2 lần trong 2 tháng. Những người tham gia, từ 18–60 tuổi, cho thấy sự cải thiện mức độ căng thẳng của họ như được ghi lại bằng đánh giá mức độ căng thẳng.
Một nghiên cứu khác, bao gồm 158 người tham gia, cho thấy việc sử dụng một viên thuốc chiết xuất từ lá húng quế trong 6 tuần giúp giảm chứng hay quên, kiệt sức và các vấn đề về giấc ngủ.
5. Cải thiện sức khỏe răng miệng
Khi lá húng quế được sấy khô và tán thành bột, chúng có thể được sử dụng để giúp làm sạch răng và hỗ trợ các chứng rối loạn răng khác.
6. Loại bỏ sỏi thận
Lá húng quế có thể được ủ để pha trà trị liệu, và một chút mật ong có thể được thêm vào để tạo vị ngọt và có thêm công dụng chữa bệnh. Tiêu thụ đồ uống này có thể giúp loại bỏ sỏi thận qua đường tiết niệu trong khung thời gian 6 tháng.
7. Các lợi ích khác
Húng quế có những lợi ích khác bao gồm giảm lượng đường trong máu, cải thiện giá trị lipid, cải thiện huyết áp cao, cải thiện huyết áp thấp và là một chất kháng khuẩn.
Trong một nghiên cứu, 100 bệnh nhân trên 40 tuổi mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, và mức cholesterol hoặc triglycerid cao đã được sử dụng 5 ml chiết xuất húng quế vào buổi sáng và buổi tối trong 3 tháng. Kết quả cho thấy lượng đường trong máu, giá trị lipid và huyết áp của họ được cải thiện vào cuối thời gian thử nghiệm.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng uống trà húng quế và mật ong hai lần một ngày có thể giúp cải thiện tình trạng hạ huyết áp ở phụ nữ từ 18–30 tuổi. Tinh dầu húng quế đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn và do đó có thể được sử dụng như một chất khử trùng để loại bỏ vi trùng gây bệnh trong nhà.
Cách tốt nhất để sử dụng húng quế trong nấu ăn
Quá trình nấu nướng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng có trong húng quế, vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng loại thảo mộc này như một loại gia vị vào cuối quá trình nấu ăn để nó giữ lại hầu hết các giá trị y học của nó.
Tác dụng phụ của húng quế là gì?
Theo các nghiên cứu, việc uống thuốc từ húng quế dường như không có bất kỳ tác dụng phụ ngắn hạn nào, nhưng không có nghiên cứu nào trên người được thực hiện trong một thời gian dài. Do đó, không rõ liệu tiêu thụ húng quế có bất kỳ tác dụng bất lợi nào về lâu dài hay không.
Cũng không có bất kỳ tác dụng phụ thường gặp nào của húng quế ngọt. Tuy nhiên, hạt húng quế có thể gây nguy cơ nghẹt thở và cũng có thể làm giảm mức estrogen của một người nếu uống quá nhiều.
Khi tiêu thụ húng quế cho mục đích y tế, điều quan trọng cần lưu ý là có rất ít dữ liệu về lượng thích hợp được dùng và tác dụng của nó.
Trong một số nghiên cứu, húng quế đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc quản lý lượng đường trong máu, giảm huyết áp, giảm mức lipid, chống lại vi khuẩn và tăng cường hệ thống miễn dịch. Cần nghiên cứu thêm để cho thấy hiệu quả của nó đối với cảm lạnh thông thường, cúm, ho, các vấn đề sức khỏe răng miệng và sỏi thận.
Điều này là do hầu hết các nghiên cứu được thực hiện về các chủ đề này đã lỗi thời hoặc được thực hiện trên các đối tượng động vật. Thêm vào đó, các nghiên cứu về con người được thực hiện còn hạn chế và chỉ được thử nghiệm với một số ít đối tượng, vì vậy những phát hiện không thể được khái quát cho phần còn lại của dân số.
Ngoài ra, mỗi người là khác nhau và có thể phản ứng với các loại thảo mộc này theo những cách khác nhau. Nghiên cứu sâu hơn sẽ cần được thực hiện để xác định liều lượng an toàn cho những người có tình trạng y tế nhất định và bất kỳ chống chỉ định nào với thuốc uống.
Theo Emedihealth