Loại rau là “nhân sâm trắng” của mùa đông, nhưng nhất định đừng mắc sai lầm này khi ăn

Sống khỏe 31/12/2018 05:00

Như người ta thường nói: "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, không cần bác sĩ kê thuốc". Củ cải được đánh giá “một trong những loại rau tốt cho sức khỏe nhất”, đánh giá này được minh chứng đầy đủ bằng giá trị dinh dưỡng của củ cải. Vậy lợi ích của việc ăn củ cải vào mùa đông là gì?

Tác dụng của củ cải

1. Chống ung thư

Loại rau là “nhân sâm trắng” của mùa đông, nhưng nhất định đừng mắc sai lầm này khi ăn - Ảnh 1

Củ cải rất giàu các chất chống ung thư, chẳng hạn như interferon, lignin, chất xơ…. Chất lignin giúp nâng cao khả năng hoạt động của đại thực bào, hiệu quả trong tiêu diệt tế bào ung thư. Theo nghiên cứu, chất interferon trong củ cải đã được thử nghiệm trong các thí nghiệm trên động vật và người ta thấy rằng khối u ác tính ở động vật đã giảm 50% -60%. Theo quan sát, interferon có tác dụng ức chế các tế bào khối u. Trong số tất cả các loại củ cải, tác dụng chống ung thư của củ cải trắng là mạnh nhất.

2. Giúp tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

Củ cải được gọi là "chất tiêu hóa tự nhiên". Thân rễ của nó rất giàu amylase và các enzyme tiêu hóa khác nhau, có thể phân hủy tinh bột và chất béo trong thức ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và khống chế tiết axit dạ dày quá nhiều. Và củ cải cũng rất giàu chất xơ, có thể giúp vận động đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có tác dụng nhuận tràng, giải độc, hạ lipid máu.

3. Làm sạch mạch máu

Loại rau là “nhân sâm trắng” của mùa đông, nhưng nhất định đừng mắc sai lầm này khi ăn - Ảnh 2

Củ cải rất giàu lignin và có tác dụng làm sạch các mạch máu. Tiêu thụ thường xuyên củ cải có thể làm giảm lipid máu, làm mềm mạch máu, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch như bệnh tim mạch vành và xơ cứng động mạch. Do đó, củ cải cũng có tác dụng phòng ngừa đột tử.

4. Có tác dụng làm dịu cơn khát

Y học Trung Quốc tin rằng củ cải trắng có vị ngọt, mát, đi vào phổi, dạ dày, có tác dụng làm giảm cơn khát. Củ cải trắng chứa nhiều nước và hàm lượng vitamin C của nó cũng cao, giúp bổ sung nước cho cơ thể, giúp giải nhiệt, giảm đau họng, khiến cơ thể thoải mái hơn.

5. Thuốc chống viêm

Ngoài việc thúc đẩy tiêu hóa, củ cải trắng có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, và các thành phần cay của củ cải có thể thúc đẩy bài tiết dịch dạ dày và điều chỉnh chức năng đường tiêu hóa. Ngoài ra, củ cải được cắt nhỏ và luộc, nó rất hiệu quả cho viêm họng và viêm amidan. Và tác dụng của củ cải đối với ho khan cũng rất tốt.

6. Tiểu đường

Củ cải nhiều chất xơ, có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Củ cải xanh cũng chứa một chất chống oxy hóa là axit alpha-lipoic, có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy cảm insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

7. Điều chỉnh huyết áp

Loại rau là “nhân sâm trắng” của mùa đông, nhưng nhất định đừng mắc sai lầm này khi ăn - Ảnh 3

Củ cải là thực phẩm giàu kali, giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể, nhằm giữ cho huyết áp ổn định. Một nghiên cứu về dinh dưỡng và thực tiễn cho thấy lá củ cải có tác dụng “hạ huyết áp” ở những người bị tăng huyết áp đáng kể.

8. Giữ cho thận khỏe mạnh

Đặc tính nổi trội nhất của củ cải là phòng chống các bệnh liên quan đến thận như viêm đường tiết niệu, bảo vệ thận. Các hợp chất diuretic tự nhiên của củ cải có tác dụng rất tốt để cải thiện sức khỏe của quả thận. Chúng đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.

Ăn củ cải sống hay nấu chín tốt hơn?

Có sự khác biệt nhất định về hiệu quả của củ cải khi ăn sống và nấu chín. Bạn có thể chọn phương pháp phù hợp với hiệu quả bạn mong muốn.

1. Củ cải sống

Ăn củ cải sống có thể thúc đẩy tiêu hóa, thành phần cay trong củ cải trắng giúp tăng tiết dịch vị trong dạ dày, điều chỉnh chức năng của dạ dày, còn có tác dụng tiêu viêm rất mạnh. Củ cải càng cay, tác dụng chống ung thư càng mạnh! Do đó, những người muốn ngăn ngừa ung thư nên chọn củ cải sống.

Củ cải tiếp xúc với nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ làm mất hơn 25% hàm lượng folate (một loại acid amin cần thiết để hình thành tế bào, tạo máu) có trong củ cải đường. Vì vậy, nên ăn củ cải đường ở dạng tươi để bảo toàn nguồn folate quý giá.

Lưu ý khi ăn củ cải sống

Loại rau là “nhân sâm trắng” của mùa đông, nhưng nhất định đừng mắc sai lầm này khi ăn - Ảnh 4

Bởi củ cải có tính nhuận tràng nên người bị tì hư, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, bướu tuyến giáp, u xơ tử cung,… không nên áp dụng bài thuốc từ củ cải.

Củ cải trắng có tính hàn nên không thích hợp với những người bênh cơ thể yếu ớt, chân tay hay lạnh buốt hay đang sử dụng thuốc chữa bệnh.

Trong nửa tiếng sau khi ăn củ cải sống không nên ăn thêm đồ ăn khác để tránh các thành phần dinh dưỡng bị đồ ăn khác làm mất tác dụng.

Chỉ nên ăn mỗi ngày khoảng 100-150g củ cải sống, nên ăn cách ngày.

2. Củ cải nấu chín

Củ cải nấu chín giúp tăng cường nhu động đường tiêu hóa. Nên ăn một chút củ cải nấu chín trong bữa tối để giúp duy trì dạ dày.

4 thực phẩm ví như nguồn 'insulin tự nhiên', Việt Nam rất nhiều và rẻ

Insulin được dùng để điều trị bệnh tiểu đường, giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì ở mức bình thường.

TIN MỚI NHẤT