Chúng ta đều biết không tụ tập đám đông, không ăn uống nhậu nhẹt để phòng chống dịch Covid-19. Nhưng ngay với cả bữa ăn gia đình bây giờ cũng cần đảm bảo những nguyên tắc nhất định để phòng chống dịch hiệu quả.
- Danh sách thực phẩm "độc bảng A" có thể gây ung thư mà WHO công bố: Ngoài thịt xông khói thì các món này cũng được khuyên ăn càng ít càng tốt
- Thì ra đây là 4 món ăn mà ung thư "sợ" nhất, tất cả đều dễ kiếm, dễ mua, đặc biệt loại thứ 3 đã được WHO khuyên nên ăn nhiều từ lâu
Thông tin nhiều ca nhiễm Covid-19 tại Hải Dương gần đây chính là minh chứng sống cho việc tập trung đông người trong mùa dịch bệnh có thể dẫn đến sự lây nhiễm nhanh chóng. Rất nhiều ca bệnh lây nhiễm chéo nhau khi ăn uống trong đám cưới tại Chí Linh, Hải Dương.
Nâng cao phòng chống dịch chuẩn 5K trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vào lúc này. Nhất là vào thời điểm cận Tết hiện nay, việc không sát sao phòng chống dịch Covid-19 có thể dẫn đến nguy cơ dịch bệnh lan rộng, dẫn đến vô số hệ lụy đáng tiếc khác.
Trước tình hình đó, giới chuyên gia lên tiếng mạnh mẽ cho hành vi tụ tập ăn nhậu, đi đám cưới. Đây có lẽ là thời điểm không nên tụ tập đông người, không nên đi ăn nhậu, ăn cưới để tránh những thiệt hại về sức khỏe, của cải. Nhưng không chỉ riêng mỗi chuyện tránh tụ tập nhậu nhẹt, ăn cưới.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), để phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, không chỉ là tránh tụ tập ăn uống đông người. Ngay cả bữa cơm trong gia đình cũng cần có những lưu ý nhất định để chung tay dập dịch thành công.
4 giải pháp giúp phòng chống dịch Covid-19 ngay khi ngồi ăn uống trong bữa cơm gia đình
1. Không ngồi ăn cơm cùng các thành viên nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân có dấu hiệu mắc bệnh Covid-19
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để phòng tránh dịch Covid-19 nói chung và duy trì thói quen ăn uống tốt, tránh lây nhiễm bệnh đòi hỏi tinh thần tự giác, ý thức cao của mỗi người để phòng tránh bệnh cho chính mình và người thân.
Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện nguy cơ lây nhiễm từ một thành viên trong gia đình thì người đó không nên ngồi ăn cơm chung với các thành viên khác nữa. Thay vào đó, người nghi nhiễm cần chủ động cách ly trong phòng riêng, ăn riêng với bát đũa riêng và đồ ăn thức uống cũng đựng riêng. Đối tượng nghi nhiễm cũng không nên tiếp xúc, giao tiếp trực tiếp với các thành viên khác trong gia đình.
2. Luôn mang theo nước sát khuẩn bên người
Đối với gia đình hàng ngày có người đi làm, người đi ra ngoài mua thực phẩm... hãy cẩn trọng bằng việc luôn có sẵn nước sát khuẩn khi bước chân vào nhà. Trước khi ngồi vào bàn ăn cơm, các thành viên cũng cần thiết, rửa tay sạch sẽ - sát khuẩn tay trước khi dùng bữa, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
"Đây là thói quen tốt trong việc bảo vệ sức khỏe không chỉ trong mùa dịch Covid-19 mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày bởi lẽ chúng giúp diệt mọi loại virus, vi khuẩn... rất hiệu quả", chuyên gia khẳng định.
3. Khi ngồi ăn, tránh ngồi nói chuyện lâu kéo dài thời gian bữa ăn
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đặc đặc biệt nhấn mạnh, trong quá trình ăn uống, mọi người tránh ngồi lai rai nhậu nhẹt, chém gió. Việc tụ tập anh em, bạn bè ăn uống tại nhà cũng là điều cần tránh trong thời điểm này.
Mặc dù đây là thời điểm Tết Nguyên Đán cận kề, nhiều người tranh thủ lúc này để tụ tập, quây quần, ăn tất niên, tổng kết năm cũ trong hân hoan, vui mừng... nhưng có lẽ năm nay không phải là thời điểm thích hợp.
"Chúng ta đều biết, nguyên nhân chính khiến Covid-19 lây lan rộng trong cộng đồng chính là thông qua những giọt bắn trong quá trình nói chuyện, hắt hơi... cũng như đồ dùng ăn uống như bát đĩa, cốc chai của người nhiễm bệnh. Do đó càng hạn chế nói chuyện với nhau trên mâm cơm bao nhiêu càng tốt, đồ dùng như bát đĩa, cốc uống... tốt nhất là riêng rẽ, tránh uống chung với nhau để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
4. Trong ăn uống, luôn cần ý thức ăn để tăng cường sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19
Ăn uống để tăng cường sức đề kháng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này càng quan trọng hơn trong mùa dịch Covid-19. Khi cơ thể khỏe mạnh, nguy cơ lây nhiễm virus cũng giảm đi cũng như ít gặp biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Do đó, chuyên gia khuyên, để ăn uống tăng cường sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19, người dân cần ăn chín uống sôi, chỉ ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng, không ăn đồ tái sống... Đặc biệt, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác bảo vệ sức khỏe bản thân bởi đó cũng là bảo vệ chính gia đình và cộng đồng xung quanh.