Bệnh ung thư không chỉ xuất phát từ những yếu tố bên ngoài mà hoàn toàn có thể phát triển âm thầm bên trong nếu cơ thể thiếu hụt đi các chất dinh dưỡng thiết yếu.
- Phát hiện đột phá: Cơ chế giúp bệnh ung thư tự "ngủ đông"
- Mắc ung thư ở tuổi 31, người phụ nữ thừa nhận "tôi có 2 sai lầm mà triệu người đều mắc"
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt, nó có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của nhiều người. Hiện tại, căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa và gia tăng với tốc độ chóng mặt. Các chuyên gia sức khỏe cũng cảnh báo rằng, bệnh ung thư có mối liên hệ mật thiết với chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, nếu bạn không duy trì một chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết thì nguy cơ cao có thể gặp phải nhiều loại bệnh ung thư khác nhau.
Thiếu beta carotene (Ung thư phổi)
Ung thư phổi thường xuất phát từ các nguyên nhân như hút thuốc nhiều, hít khói bụi độc hại... Tuy nhiên, nếu cơ thể không thu nạp đủ nguồn beta carotene thiết yếu thì nguy cơ cao, bạn cũng có thể phải đối mặt với bệnh ung thư phổi.
Chính vì vậy, những người thường gặp vấn đề ở phổi nên chủ động bổ sung các loại thực phẩm giàu beta carotene thường xuyên như rau bina, khoai lang, đu đủ, cá... để giúp cơ thể trao đổi chất hiệu quả và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Thiếu vitamin D (Ung thư vú)
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh ung thư vú thường có lượng vitamin D trong cơ thể thấp hơn người khác. Vậy nên, bạn cần chú ý bảo đảm lượng vitamin D trong cơ thể luôn cân bằng từ một số loại thực phẩm như thịt bò, lòng đỏ trứng, sữa... hoặc tắm nắng trước 8 giờ sáng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn thu nạp được nguồn vitamin D tự nhiên và ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh ung thư vú trong cơ thể.
Thiếu chất xơ (Ung thư trực tràng)
Giới trẻ bây giờ thường có xu hướng "ăn ít rau, nhiều thịt" nhưng điều này lại dễ làm tăng cao lượng calories dư thừa trong cơ thể. Khi cơ thể chứa quá nhiều calories không cần thiết thì quá trình trao đổi chất bên trong sẽ gặp vấn đề, từ đó gây ra bệnh ung thư ruột kết.
Vì vậy, ngoài việc hạn chế các loại thực phẩm giàu năng lượng, bạn cũng nên chú ý cân bằng được lượng chất xơ từ rau củ quả trong mỗi bữa ăn để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.
Thiếu protein (Ung thư dạ dày)
Những người mắc bệnh dạ dày thường có thói quen nhịn ăn, bỏ bữa sáng thường xuyên... từ đó khiến cơ thể thiếu hụt đi nguồn protein cần thiết. Bên cạnh đó, nếu duy trì một chế độ ăn không lành mạnh như tiêu thụ nhiều đồ cay, ăn nhiều thực phẩm có tính kích thích cũng dễ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, lượng protein không đủ trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt với những người mắc chứng viêm teo dạ dày, khả năng miễn dịch suy giảm và có tiền sử gia đình mắc bệnh dạ dày thì nên chú ý bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm giàu protein như cá biển, hải sản, đậu, trứng...