Là loại rau thơm rất phổ biến ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, lá tía tô không chỉ dùng trong nấu nướng, thực phẩm mà còn được dùng để trị bệnh. Cùng tìm hiểu những công dụng lá tía tô tuyệt vời nhưng ít ai biết.
Nội dung bài viết
Lá tía tô chữa bệnh gì?
Tía tô là một cây thân thảo sống quanh năm ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tía tô có rễ củ màu trắng, mang vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước.
Loại cây này ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Cây tía tô được trồng bằng hạ, khi ra hoa chúng kết nhiều quả. Khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh và đợi đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm.
Lá tía tô được là loại rau thơm rất phổ biến, cùng với húng quế, rau mùi, ngò rí, rau quế,... dùng để ăn kèm với bún, cháo, và nhiều món ngon khác. Bên cạnh đó, loại lá quen thuộc này còn có tác dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi.
Nước sắc và cồn chiết xuất từ lá tía tô đều có tác dụng làm giãn mạch ngoài da, qua đó hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt tía tô chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành được dùng làm thuốc an tha đều là những phương thuốc được nhiều người tin dùng vì hiệu nghiệm.
Công dụng lá tía tô được Đông y đánh giá cao vì chúng làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản. Nhất là chất tinh dầu của chúng làm tăng đường huyết. Aldehyt có trong lá tía tô chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm từ lá tía tô còn giúp ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lị.
Về thành phần hóa học, hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan... Chiết xuất lá tía chứa các chất chống oxy hóa, hỗ trợ tốt quá trính chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Một trong những công dụng lá tía tô ấn tượng nhất là cầm máu. Khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ hoặc nhuyễn rồi đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, sau đó rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Lúc này vết thương sẽ cầm máu, đặc biệt không gây mủ và không hề để lại vết sẹo khi lành.
Công dụng lá tía tô
1. Chữa viêm họng bằng lá tía tô
Công dụng lá tía tô cũng như hiệu quả trong việc chống lại tình trạng viêm và dị ứng nói chung đã được nhiều y học chứng minh. Những thành phần có trong lá tía tô được công nhận là làm ức chế sự kích thích histamine ở các tế bào, qua đó giảm đi tình trạng viêm họng đáng kể.
Dân gian tin dùng lá tía tô, nhất là trong việc điều trị viêm họng vì loại lá này dễ tìm trong vườn nhà hoặc được bày bán rộng rãi mà lại có hiệu suất cao trong việc chữa bệnh.
Hướng dẫn cách sử dụng lá tía tô chữa viêm họng tại nhà như sau:
Cách 1:
Chuẩn bị 100g hạt tía tô đem tán bột, ngâm vào 1 lít rượu gạo trong vòng 7 ngày. Sau 7 ngày bạn đem ra cho người bị viêm họng dùng. Người bệnh mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nước rượu gạo tía tô này. Khi nào uống hết chỗ rượu đã ngâm, bệnh nhân sẽ thấy bệnh viêm họng có chuyển biến tốt.
Cách 2:
Ngoài các uống rượu tía tô thì ăn cháo có thánh phần rau này cũng là 1 trong cách chữa viêm họng tại nhà vô cùng hiệu quả. Cách chế biến món ăn bài thuốc này khá đơn giản.
Chỉ cần nấu một ít cháo loãng và nêm nếm nhạt. Sau đó bạn cho vào thêm 100g lá tía tô xắt vụn cùng với 3 củ hành đỏ băm nhuyễn. Công dụng chữa viêm họng cũng cháo tía tô sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi ăn nóng. Người bệnh sẽ vừa toát mồ hôi vừa giải cảm bị sốt rất tốt.
2. Chữa mề đay bằng lá tía tô
Để chữa được bệnh mề đay, từ xưa dân gian đã đúc kết nhiều bài thuốc từ các loại nguyên liệu tự nhiên xung quanh, chẳng hạn như lá tía tô. Không chỉ là loại lá quen thuộc vẫn được dùng trong nhiều trong các món ăn, công dụng lá tía tô còn thể hiện rõ rệt ở việc chữa khỏi chứng mề đay.
Lá tía tô có tính ấm, vị cay nồng… nên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm… cũng như điều trị được nhiều bệnh ngoài da nói chung và bệnh mề đây nói riêng. Thực tế điều trị các chứng viêm nhiễm của lá tía tô được cả các nhà khoa học và y học công nhận.
Theo những nghiên cứu gần đây thì tinh chất của loại lá này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng sát khuẩn, chống viêm, tăng cường khả năng phục hồi các tế bào da bị tổn thương.
Dân gian từ xưa đã lưu truyền cách uống nước cốt lá tía tô điều trị mề đay theo công thức sau:
Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, mang đi rửa sạch, để ráo nước rồi dùng máy sinh tố xay cho vừa nhuyễn.
Cho tất cả các nguyên liệu trên vào đun cùng 200ml nước trong khoảng 5 phút.
Sau đó chắt lấy phần nước cốt và dùng phần nước để uống còn phần bã để đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 15 phút, cuối cùng rửa sạch.
3. Chữa bệnh gút bằng lá tía tô
Có thể chữa bệnh gút bằng lá tía tô bằng những cách đơn giản như là thêm tía tô vào bữa ăn. Ăn lá tía tô như rau sống tốt hơn là nấu chín. Tuy nhiên khi dùng để ăn sống bạn nên chọn mua nguồn rau sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mỗi khi người bị bệnh gút thấy khớp xương có dấu hiệu sắp sưng tấy lên thì hãy lấy ngay vài lá tía tô nhai và nuốt. Cách làm này sẽ giúp chặn cơn đau lại nhanh chóng.
Khi gút phát tác bạn còn có thể dùng cách rửa thật sạch 6-12g lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi. Sau đó mang gạn lấy nước uống. Lưu ý là không sắc nước lá tía tô quá 15 phút sẽ làm mất tinh dầu trong lá, sẽ khiến công dụng lá tía tô không được phát huy trọn vẹn.
Lá tía tô có chữa được nám không?
Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ nhiều nước, nhất là Nhật Bản rất ưa chuộng. Bằng cách dùng lá tía tô tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng chính loại nước này để tắm bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của làn da.
Lá tía tô không chỉ giúp làm trắng mà còn trị các vết nám trên mặt và trên người khá hiệu quả. Khi tắm bạn chỉ cần dùng phần bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn, vết nám mờ đi hẳn, da sẽ trở nên trắng sáng và mịn màng hơn rất nhiều.
Cách 1: Rửa mặt bằng lá tía tô
Với phương pháp tận dụng công dụng lá tía tô này, chị em cần lấy một nắm lá tía tô tươi và ngâm trong nước muối khoảng 10 – 15 phút. Cách này giúp lá sạch khuẩn. Sau đó, cho hết vào cối giã hoặc xay lấy nước cốt.
Cuối cùng bạn dùng bông cotton thấm nước cốt lá tía tô lên vùng mặt bị nám tàn nhang. Sau khoảng 15 phút thư giãn sâu thì các bạn rửa mặt lại với nước sạch. Mỗi tuần đắp lá cần kiên trì từ 2-3 lần cho đến khi các vết nám và tàn nhang biến mất hoàn toàn.
Cách 2: Uống nước lá tía tô
Công dụng lá tía tô trong việc trị nám vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người, nhất là với phái đẹp. Vì những vết nám không nằm ở bên ngoài da nên khá cứng đầu, khó trị dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, chị em có thể yên tâm vì ngoài cách bôi nước lá tía tô lên da thì việc uống nước là tía tô cũng có thể trị được nám.
Để làm nước lá tía tô các bạn không nên bỏ qua bước ngâm lá cùng nước muối rồi rửa sạch trước khi cho vào cối xay nhuyễn. Sau đó lấy phần nước cốt rồi cho thêm đường và đá vào cho dễ uống.
Cách 3: Uống trà lá tía tô
Uống trà lá tía tô là sở thích của khá nhiều người vì thức uống này có hương vị thơm ngon, thanh mát. Vậy uống nước lá tía tô có tác dụng gì nữa không? Là lá tía tô, đặc biệt là trà lá tía tô còn có tác dụng chữa nám và tàn nhang hiệu quả.
Để làm trà lá tía tô chị em chỉ cần đem lá rửa sạch rồi phơi khô. Mỗi lần uống lấy một lượng lá tía tô khô vừa đủ rồi đem đi pha với nước sôi và uống như pha trà bình thường. Sau 3 – 5 phút là nước trà ngấm hương vị tía tô và có thể uống được.
Công dụng lá tía tô được xem trọng vì nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải ai cũng sử dụng được loại lá này. Nhất là những người có cơ địa mồ hôi hay đang bị cảm nóng thì không nên dùng lá tía tô.
Ngoài ra, việc sử dụng lâu ngày và không đúng cách loại lá này còn có thể khiến người mệt mỏi, táo bón…
Khi dùng lá tía tô để chữa bệnh hay làm đẹp mà nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy dừng lại ngay để tránh những ảnh hưởng không tốt, thậm chí là nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là với phụ nữ mang thai, nên tham khảo kĩ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô, để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.