Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là tuổi trung niên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
- Phụ nữ muốn tránh mãn kinh sớm, ngừa lão hóa thì không nên sử dụng 3 loại đồ uống này trong kỳ kinh nguyệt
- Chia sẻ của người phụ nữ phải đối mặt với bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế trong 15 năm qua
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì ?
Bệnh nhân mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ phải chịu đựng tình trạng thanh quản hẹp lại do các cơ vùng hầu cũng nghỉ ngơi. Tình trạng này khiến cho khí lưu thông qua vùng hầu họng không dễ dàng và người bệnh sẽ ngáy để chống lại tình trạng trên. Nếu vùng hầu họng hoàn toàn khép lại, bệnh nhân sẽ ngưng thở trong một khoảng thời gian, hiện tượng này gọi là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Tình trạng này có thể kéo dài khoảng 10s hoặc hơn và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Người bệnh hoàn toàn không nhớ gì về tình trạng này dù có những cơn vi thức giấc sau mỗi lần ngưng thở.
Phân loại ngưng thở khi ngủ
Ngừng thở khi ngủ gồm 3 loại, đó là:
- Ngừng đường thở do tắc nghẽn đường hô hấp trên nhưng cử động ngực bụng vẫn bình thường. Đây là loại hay gặp nhất, chiếm trên 80%.
- Ngừng thở trung tâm: là biểu hiện sự ngừng hoạt động điều khiển của trung tâm hô hấp, luồng không khí qua mũi miệng ngừng lại và không có cử động lồng ngực và bụng, thường do bệnh lý ở thần kinh trung ương. Đây là loại ít gặp nhất.
- Loại hỗn hợp: là sự phối hợp 2 loại trên, chiếm 15%.
Những ai dễ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ?
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều nguyên nhân mắc bệnh và tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau sẽ có nguy cơ mắc bệnh khác nhau. Hiện nay có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Đối tượng hay mắc bệnh ngưng thở khi ngủ
- Nam giới có tỷ lệ ngưng thở khi ngủ nhiều hơn nữ giới.
- Các đối tượng bị thừa cân béo phì, kể cả trẻ nhỏ.
- Người trên 40 tuổi
- Những người có kích thước cổ lớn (nam giới có kích thước cổ trên 17 inch và nữ giới có kích thước cổ trên 16 inch).
- Những người được chẩn đoán mắc các bệnh như amidan lớn, lưỡi lớn hoặc xương hàm nhỏ.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể do di truyền
- Gặp các vấn đề về cấu trúc vách ngăn mũi, dị ứng hoặc viêm xoang
- Mất ngủ và ngưng thở khi ngủ có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Mất ngủ có thể làm trầm trọng hơn bệnh ngưng thở khi ngủ và ngược lại.
Người bệnh có thể ngưng thở từ vài chục đến vài trăm lần trong 1 đêm (Ảnh minh họa)
Biến chứng của hội chứng nhưng thở khi ngủ
Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Tai biến mạch máu não
- Đau thắt ngực
- Nhồi máu cơ tim
- Tai nạn giao thông
- Tai nạn lao động
- Giảm trí nhớ
- Mất tập trung...
Biện pháp phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ
Mặc dù đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng triệu chứng lại không rõ ràng, chỉ có thể phát hiện nhờ người nhà hoặc thăm khám. Vậy chúng ta có thể phòng tránh bệnh một cách chủ động bằng các phương pháp sau:
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc an thần,....
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị căng thẳng, stress,...
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và ngăn ngừa bệnh kịp thời.