Hãy tích cực ăn cá trắm vì không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa những chứng bệnh này

Sống khỏe 15/08/2018 05:15

Không chỉ làm những món ăn thơm ngon trên mâm cơm hàng ngày, bạn còn có thể sử dụng cá trắm để làm thuốc chữa bệnh.

Cá trắm ngon, bổ được coi là thuốc quý trong Đông y nhưng phải sử dụng đúng cách

Là một trong những loại cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, lại dễ chế biến, cá trắm được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn làm thực phẩm bồi bổ cho người thân trong gia đình. Theo lương y Vũ Quốc Trung (thành viên Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, cá trắm còn gọi là thanh ngư, là loài cá nước ngọt sống ở các hồ ao. Có 2 loài cá trắm là cá trắm đen và trắm trắng (hay còn gọi là cá trắm cỏ). Cả hai loại cá trắm đều là những vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Hãy tích cực ăn cá trắm vì không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa những chứng bệnh này - Ảnh 1

Trong Đông y, cá trắm còn gọi là thanh ngư, là loài cá nước ngọt sống ở các hồ ao.

"Cá trắm có vị ngọt, tính bình, có công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy. Cá trắm rất thích hợp với những người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp. Ăn cá trắm vào mùa thu đông thì thường ngon hơn hẳn", lương y Vũ Quốc Trung cho hay.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 100g thịt cá trắm đen có 19,5g đạm, với nhiều axit amin quý, 5,2g chất béo, các khoáng canxi, photpho, sắt, các loại vitamin, chứa nhiều chất chống lão hóa. Trong khi đó, 100g thịt cá trắm trắng có 17,99g đạm, 4,3g chất béo, các khoáng: canxi, photpho, sắt, các vitamin nhóm B (B1, B2, PP). Đây đều là những nguồn dưỡng chất cơ thể cần.

Hãy tích cực ăn cá trắm vì không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa những chứng bệnh này - Ảnh 2

Cá trắm có vị ngọt tính bình, có công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy.

Cá trắm ngon, bổ nhưng nhiều người hiện nay vẫn chưa biết cách sử dụng đúng. Nhiều người vẫn tin mật cá trắm là loại "thần dược" giúp chủ trị bệnh ngoài da, ho, hen suyễn… Không ít người còn ca tụng mật cá trắm giúp bồi bổ cơ thể, tốt cho dương khí, giúp đàn ông tăng cường sinh lực.

Lương y Vũ Quốc Trung khẳng định: "Có nhiều tài liệu y học cổ truyền có nhắc tới công dụng tả nhiệt, chữa sưng đau, lở loét ngoài da của mật cá trắm nhưng không nhắc uống trực tiếp mà chỉ dùng bôi bên ngoài, không có liều lượng và tác dụng cụ thể nên không được coi là thuốc chữa bệnh".

Hãy tích cực ăn cá trắm vì không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa những chứng bệnh này - Ảnh 3

Ăn cá trắm giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng chống cảm cúm.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cá trắm

Vì lý do đó, trong Đông y, mật cá trắm không được sử dụng để làm thuốc, nhất là khi mật cá trắm trắng hay đen đều có tính độc, khi làm cá đều cần chú ý loại bỏ khéo léo. Với thịt cá trắm vừa ngon vừa bổ, bạn có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y như sau:

- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng chống cảm cúm: 1kg cá trắm đen làm sạch vảy, ruột đem rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín rồi cho gừng tươi, hành, rượu, chút mì chính chứng tiếp cho chín rồi ăn nóng với cơm.

- Thanh nhiệt giải độc: Cá trắm 1 con 1kg, giá đậu nành 500g, mầm tỏi 10g thái đoạn. Gia vị vừa đủ ướp thịt cá rán vàng nấu cùng giá, tỏi thành canh để ăn.

Hãy tích cực ăn cá trắm vì không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa những chứng bệnh này - Ảnh 4

Những người có tuổi, mắt kém, phụ nữ sau sinh, phụ nữ đến giai đoạn mãn kính, bị xuất huyết nên thường xuyên ăn cá trắm.

- Cảm gió, cảm lạnh, nhức đầu: Cá trắm trắng một con đem làm sạch, nấu gần chín thì cho hành, mùi tươi, đun sôi lại rồi lấy ăn nóng cho ra mồ hôi.

- Đau đầu, ngạt mũi, đau mình mẩy: Thịt cá trắm trắng 150g, gừng tươi 25g, rượu gạo 100g, nước 1/2 bát. Nấu sôi rồi cho cá, gừng, rượu vào hầm 30 phút cho gia vị muối. Ăn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Suy nhược cơ thể , mất sức, chóng mặt: Cá trắm đen 500g với lượng gạo vừa đủ nấu cháo ăn.

- Bụng lạnh đau, không muốn ăn: Trắm trắng 250g, sa nhân 6g, sinh khương 6g. Ninh kỹ, ăn cá uống canh, bỏ bã.

- Khí huyết không đủ, suy nhược sau ốm: Cá trắm 250g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Nấu canh ăn cá uống nước, bỏ bã thuốc.

Hãy tích cực ăn cá trắm vì không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa những chứng bệnh này - Ảnh 5

Cả hai loại cá trắm đều là những vị thuốc tốt cho sức khỏe.

- Cảm nắng nóng, viêm phế quản do nóng nắng, khô họng, ho nhiều đờm vàng đặc, tiểu vàng đỏ: Cá trắm trắng 120g, mướp 500g, gừng tươi 3 lát. Cá thái miếng ướp gừng muối. Mướp thái miếng xào chín cho gia vị rồi cho cá vào đảo vừa chín tới, ăn với cơm.

- Nhức mỏi mắt do làm việc với máy tính, điện thoại quá nhiều: Thịt cá trắm cắt miếng, tẩm ít bột tiêu chưng chín rồi ăn.

Ngoài ra, những người có tuổi, mắt kém, phụ nữ sau sinh, phụ nữ đến giai đoạn mãn kính, bị xuất huyết nên thường xuyên ăn cá trắm nấu nhiều món thay đổi sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Bạn hoàn toàn có thể sở hữu làn da sáng mịn tự nhiên nhờ sử dụng loại thực phẩm gia vị này

Không chỉ là loại gia vị thơm ngon và thân thuộc trong các bữa cơm gia đình, quế còn có tác dụng làm đẹp da ít người nghĩ tới.

TIN MỚI NHẤT