Các răng hàm có chức năng rất quan trọng trong việc bảo vệ xương hàm cũng như ăn nhai. Vậy mất răng hàm có sao không, khắc phục thế nào?
- 4 việc không nên làm ngay sau khi ngủ dậy để sức khỏe và tuổi thọ không bị ‘bào mòn’ theo thời gian
- 7 loại thực phẩm giúp mạch máu lưu thông, ăn thường xuyên sẽ tốt cho tim mạch
Chứng năng chính của răng hàm?
Một hàm răng của người trưởng thành bình thường có tổng cộng 32 răng, chia làm 4 nhóm chính: nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Răng hàm lớn là 3 răng trong cùng, tiếp theo là 2 răng hàm nhỏ, chia đều cho cả 2 bên của mỗi hàm. Vậy, sẽ có tất cả 12 răng hàm lớn và 8 răng hàm nhỏ.
Cấu tạo của răng hàm tương tự như các răng khác gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Cấu trúc răng là các phần xương cứng được cắm chặt vào các hốc răng của hàm. Răng gồm hai phần: thân răng là phần có thể nhìn thấy bên trong miệng và chân răng là phần được cắm bên trong xương hàm. Chân răng dài hơn thân răng. Răng hàm trên thường có 3 chân răng và răng hàm dưới thường có 2 chân răng.
Răng hàm có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Ngoài ra, răng hàm đảm bảo tính cân đối và thẩm mỹ của khuôn mặt. Hơn thế nữa, nếu cấu tạo bộ răng đầy đủ giúp phát âm được chuẩn xác. Mất răng hàm có thể dẫn đến nhiều hậu quả mà chúng ta không biết trước được.
Theo Bác sĩ Hoàng Hiếu - Nha Khoa Đông Nam - Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM cho biết: "Dù là ở vị trí nào đi nữa, khi răng vĩnh viễn mất đi đều để lại những trở ngại nhất định trong giao tiếp và ăn nhai. Tình trạng này nếu ngày càng kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và giao tiếp hàng ngày bị hạn chế".
Tác hại của việc mất răng hàm
BS Hiếu đã chỉ ra những hậu quả khi mất răng hàm chúng ta không biết trước được.
Ăn nhai khó khăn
Người bị mất răng, thường gặp rất nhiều khó khăn về ăn và nhai, cắn và xé thức ăn. Khi lực nhai bị giảm sút sẽ hạn chế việc hấp thu dinh dưỡng và dạ dày hay ruột làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Vì mất răng, bắt buộc phải lựa chọn những loại thực phẩm mềm hơn, vụn hơn, dễ nhai, dễ cắn nên không còn ăn thoải mái như trước nên đôi khi khẩu vị không hợp với chúng ta dẫn đến tình trạng chán ăn, sụt cân ảnh hưởng lớn tới tinh thần và sức khỏe.
Gây mất thẩm mỹ
Răng hàm tuy nằm ở vị trí trong cùng không ảnh hưởng gì đến nhiều thẩm mỹ bên ngoài nhưng có chức năng nâng đỡ cấu trúc của cơ mặt, việc bị tiêu xương sẽ gây ra việc hóp má, da mặt bị chảy xệ, xung quanh miệng sẽ xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt bị lão hóa sớm.
Tiêu xương hàm
Khi chúng ta ăn uống, sinh hoạt sẽ sinh ra một lực nhai khác động lên phần răng gây ra kích thích xương hàm xung quanh răng và chính sự kích thích này giúp duy trì mật độc của răng hàm, nhưng nếu chân răng bị mất thì những tác động này sẽ không còn nữa và răng hàm tiêu biến dần đi. Trong những trường hợp mất răng lâu năm thì tình trạng tiêu xương trở nên nghiêm trọng và khả năng phục hồi răng sẽ khó hơn cần phải cấy ghép thêm xương hàm gây tốn mất nhiều thời gian.
Ảnh hưởng đến các răng còn lại
Mất đi phần khung răng cũng sẽ mất đi lực nâng đỡ, răng sẽ dễ bị xô lệch, nghiêng ngả, những răng đối diện răng mất sẽ có xu hướng mọc xuống hoặc chồi lên phía trên. Lúc này lực nhai hoàn toàn tập trung vào răng cửa làm chúng quá tải có nguy cơ răng chìa ra phía trước, theo thời gian ảnh hưởng thẩm mỹ đến toàn gương mặt, khoảng trống này cũng là nguyên nhân làm cho răng cửa lung lay, bắt buộc phải nhổ bỏ đi.
Đau nhức đầu do mất răng
Khi răng bị mất khiến lực nâng đỡ không còn, những răng khác bị nghiêng theo làm cho lực nhai tác động lên những chiếc răng kế cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh kết nối 2 xương hàm.
Răng hàm đảm nhiệm chức năng nhai chính. Chính vì vậy, mất quá nhiều răng hàm ảnh hưởng đến sự nghiền nát thức ăn, khi thức ăn không được nghiền nhỏ, hệ tiêu hóa hoạt động mạnh hơn để chuyển hóa và hấp thụ thức ăn, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Ảnh hưởng đến phát âm
Chúng ta đều biết răng có một sự tương quan qua lại chặt chẽ giữa lưỡi và môi nên nếu mất đi răng hàm sẽ khiến cho việc phát âm ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh không phát âm tròn vành, rõ tiếng gây khó khăn nhiều cho việc giao tiếp.
Khi hàm răng bị mất đi sẽ để lại rất nhiều biến chứng về sau, BS Hiếu khuyên mọi người nếu không may mất đi những chiếc răng quan trọng này, bạn nên tiến hành trồng lại răng càng sớm càng tốt để hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải. Điều này không những giúp chức năng hàm nhai mà còn khôi phục lại tính thẩm mỹ trong khuôn miệng, ngăn ngừa những bệnh lý về nha khoa.
Những phương pháp phục khi mất răng
Để khắc phục, hiện nay có 3 giải pháp để thay thế khi mất răng:
Hàm giả tháo lắp
Đây là phương pháp thay thế một, nhiều răng hoặc toàn bộ hàm răng. Hàm tháo lắp có hàm nhựa cứng, hàm nhựa dẻo và hàm khung làm bằng kim loại.
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, chi phí khá thấp, dễ dàng tháo lắp mà không gây đau, thay thế được một phần chức năng nhai của răng đã mất.
Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp phải tháo ra lắp vào hàng ngày rất bất tiện. Do thường xuyên tháo lắp nên hàm dễ bung tuột khi cử động hàm để nói chuyện hoặc nhai, cắn, đặc biệt là với thức ăn cứng. Tuổi thọ của hàm tháo lắp không cao chỉ từ 3-5 năm, người sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ hàm sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, phương pháp này không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương ổ răng, tụt nướu về lâu dài, gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh và lão hoá cơ mặt sớm.
Cầu răng sứ
Đây là phương pháp trồng răng giả cố định bằng cách mài hai răng thật kế cận để làm trụ nâng đỡ cho dãy cầu sứ. Dãy cầu sứ có cấu tạo gồm nhiều răng giả được chế tác dính liền nhau bằng keo nha khoa.
Phục hình nhanh, chỉ trong 48 giờ là bệnh nhân có thể có răng ăn nhai. Răng sau khi được cố định sẽ có thể nhai, cắn hoặc nói tốt hơn mà không sợ bị rớt ra như hàm giả tháo lắp. Tuổi thọ trung bình của hàm nếu chăm sóc tốt là từ 7 – 10 năm.
Chỉ định hạn chế (nếu không có răng phía sau sẽ không bắc cầu răng được). Phải mài hai răng mới có thể bắc cầu răng được dẫn đến độ bền của trụ răng bắc cầu không cao. Hơn nữa, để thực hiện, hai răng thật kế cạnh phải khoẻ mạnh, mọc ngay ngắn, trong quá trình trồng răng giả nếu có bất cứ bệnh lý gì đều phải tháo cầu răng. Phương pháp này cũng không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu về lâu dài, gây ra các bệnh lý lên các răng xung quanh; gây dắt thức ăn dẫn đến viêm kẽ gây đau, gây hôi miệng; có thể dị ứng với chất liệu làm răng sứ gây tụt lợi, hở cổ chân răng, gây ê buốt.
Trồng răng Implant
Trường hợp mất răng nên cấy implant càng sớm càng tốt, tránh tình trạng tiêu xương. Bởi khi tiêu xương, để cấy implant thành công bắt buộc phải cấy ghép thêm xương hàm, sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị hơn so với khi mới mất răng.
Răng implant phù hợp sinh lí, hỏng hay mất răng nào thì cấy bù răng vào đúng vị trí răng đó không ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Răng implant y hệt răng thật, có cả chân răng nên khôi phục lại gần như 100% sức nhai của răng và tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Thời gian sử dụng lâu dài nếu biết cách chăm sóc, vệ sinh răng khoa học. Răng implant khắc phục được những hạn chế của phương pháp làm cầu răng.
Thời gian phục hình thân răng sau cấy ghép phải từ 4-6 tháng. Vì là cấy ghép nên cũng có tỷ lệ đào thải khi đưa chốt imlant vào xương hàm. Đây là phương pháp có can thiệp chảy máu nên chống chỉ định cho một số bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, bệnh lý về máu.