Hiến máu không chỉ giúp cứu sống được mạng người mà còn mang đến nhiều lợi ích tốt đối với người cho. Vậy, hiến máu có giảm cân không?
- Lưng nhiễm trùng, chảy máu lẫn mủ vì đi giác hơi
- Chuyên gia Đông y hướng dẫn món ăn giảm mỡ máu chỉ với 2 loại hạt có sẵn trong bếp
Hiến máu được xem là một nghĩa cử cao đẹp, có thể giúp duy trì mức độ máu, cứu sống bệnh nhân bị chấn thương, phẫu thuật.
Hiến máu là khi một người tự nguyện dùng máu của mình để hiến tặng cho người được truyền máu, nhằm để trị bệnh, cải thiện sức khỏe hoặc dùng để điều chế dược phẩm. Thông thường, máu được hiến là máu toàn phần. Nhiều người có suy nghĩ khi cơ thể mất đi một lượng máu nhất định thì sẽ yếu hơn, cân nặng sẽ giảm. Vậy hiến máu có giảm cân không?
1. Hiến máu có làm giảm cân không, hay khiến mập lên nhiều?
Lượng máu trong mỗi lần hiến máu chỉ mất 350ml/nam và 250ml/nữ. Có thể thấy chỉ là một lượng máu nhỏ, bằng 6% tổng lượng máu trong cơ thể.
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, trong một lần hiến bạn có thể tiêu tốn khoảng hơn 650 calo. So với chay 30p cường độ cao, nó giúp đốt nhiều lượng calo hơn. Cân nặng và lượng calo là hai yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Chính bởi vậy, hiến máu sẽ giúp kiểm soát lượng calo trong cơ thể hiệu quả và cân nặng.
Nếu bạn muốn giảm cân thì cần có cách hiến máu phù hợp. Nên hiến máu đều đặn và an toàn vào khoảng 3 tháng 1 lần. Tuyệt đối không hiến máu với tần suất cao hơn. Lý do bởi sẽ tác động xấu đến sức khỏe và hàm lượng haemoglobin, sắt trong máu.
Vẫn có một số bạn hiến máu bị tăng cân. Sau khi hiến máu, sẽ có cảm giác đói, quá trình trao đổi chất đẩy nhanh, thèm ăn và ngủ hơn. Điều này khiến bạn ăn nhiều và lười vận động, dẫn đến tăng cân nhanh chóng.
Do đó, hiến máu xong có thể tăng hoặc giảm cân tùy vào cơ địa mỗi người. Sau khi hiến máu, để đảm bảo sức khỏe, bạn cần biết cách ăn uống điều độ. Nên bổ sung nhiều nước, tránh lao động nặng và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
Cần tăng cường bổ sung những thức ăn có lợi cho việc tạo máu như thịt, cá, trứng, sữa,.. Tránh dùng những chất kích thích, bia rượu,...
2. Khi hiến máu cần lưu ý những gì?
Để hiến máu, bạn cần có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm, không bị các bệnh gan, tiểu đường,.. Cân nặng từ 45 kg trở lên.
Độ tuổi có thể hiến máu: Nữ 18-55 tuổi, nam 18-60 tuổi.
3. Hiến máu có tốt không?
Hiến máu đã được chứng minh là không hề gây hại cho sức khỏe. Đây là một việc làm ý nghĩa và cũng mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Có thể kể đến như:
- Máu lưu thông tốt hơn
Hiến máu đều đặn có thể giúp giảm tổn thương thành mạch và nguy cơ nghẽn động mạch. Thường xuyên hiến máu có thể giúp giảm độ đặc và độ dính của máu. Từ đó giúp cải thiện lưu thông trong mạch máu và đến được tim nhanh hơn.
Nhiều thống kê cho thấy, những người hiến máu ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn 88%. Ngoài ra, những người hiến máu có tỷ lệ nhập viện thấp hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn.
- Giảm nguy cơ ung thư
Hiến máu sẽ giúp duy trì hàm lượng sắt tích tụ trong cơ thể ở mức lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Khi tần suất hiến máu tăng lên sẽ giúp giảm nguy cơ bị ung thư gan, phổi, dạ dày, ruột già và cổ họng giảm dần. Lý do bởi giúp giảm hiệu quả lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
- Được khám sức khỏe miễn phí
Bạn sẽ được tiến hành các bước thăm khám toàn diện như đo nhiệt độ, huyết áp, mạch đập và nồng độ hemoglobin trong máu. Đồng thời, máu sau khi bạn hiến sẽ được tiến hành kiểm tra xem có mắc bệnh nhiễm trùng như HIV, viêm gan siêu vi B, C…
Bạn sẽ được thông báo ngay khi phát hiện trong máu có sự bất thường. Việc kiểm tra này sẽ mang đến bạn sự an tâm hơn. Bạn cũng có thể kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh để sớm điều trị hơn.
- Tăng tuổi thọ hơn
Hiến máu nhân đạo sẽ mang đến lợi ích về sức khỏe tinh thần. Làm việc thiện sẽ giúp bạn sống lâu hơn. Nghiên cứu còn cho thấy, so với những người chỉ biết lo cho bản thân, những người tình nguyện làm việc thiện và giàu lòng vị tha sẽ giảm nguy cơ tử vong hơn và sống lâu hơn 4 năm.
Đồng thời, sau khi hiến máu, cơ thể huy động năng lượng, nguyên liệu để tái tạo lượng máu mới nên giúp tăng cường thể chất và kéo dài tuổi thọ hơn.
- Tái tạo các tế bào máu mới
Hiến máu sẽ giúp tăng cường hoạt động cơ thể để bổ sung lại lượng máu đã mất. Đây là cách kích thích quá trình sản sinh các tế bào máu mới và các tế bào mới sẽ luân phiên giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.
Ngoài ra, có câu hỏi được đặt ra là hiến máu có làm đẹp da không?
Chưa có nghiên cứu chính thức nào chứng minh được rằng hiến máu giúp làm đẹp da. Tuy nhiên, việc hiến máu sẽ giúp thay mới lượng máu trong cơ thể và loại bỏ lượng sắt dư thừa khỏi cơ thể.
Việc tăng cường quá trình tạo máu từ tủy hoạt động gấp 5-7 lần sẽ giúp làn da của bạn tiếp nhận được lượng máu mới. Từ đó, sẽ trở nên hồng hào và mịn màng hơn. Đồng thời, hiến máu cứu người là một hành động đẹp nên sẽ giúp bạn cảm thấy vui, tinh thần phấn chấn nhiều hơn. Từ đó, máu sẽ lưu thông tốt hơn, làn da bạn sẽ căng mịn hơn, mụn sẽ hạn chế mọc hơn.
4. Hiến máu xong ăn gì để không tăng cân?
Trước và sau khi hiến máu, bạn cần đặc biệt chú ý bổ sung thức ăn phù hợp. Đây là điều rất quan trọng. Cần phải biết nên ăn những gì trước và sau khi hiến máu để bổ sung vào các vitamin và sắt bị mất. Tránh nạp quá nhiều chất béo dẫn đến tăng cân.
Thực đơn ăn sau khi hiến máu:
- Thực phẩm có chất sắt
Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cung cấp đủ chất sắt để duy trì số lượng hồng cầu. Các loại thực phẩm nhiều chất sắt như rau bina, cá, thịt đỏ, thịt gia cầm, nho khô và đậu vv. Các loại hạt và bơ đậu phộng, ngũ cốc cũng chứa sắt.
- Thực phẩm có chứa folate
Folate, còn được gọi là B-9, axit folic hoặc folacin giúp cơ thể sản xuất các tế bào máu đỏ mới. Đây là cách giúp thay thế các tế bào máu bị mất trong quá trình hiến tặng.
Gan, đậu khô, măng tây và rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn và rau cải là những thực phẩm có chứa folate. Bạn cũng có thể dùng nước cam, bánh mì, ngũ cốc và gạo tăng cường để bổ sung vitamin này.
- Thức ăn giàu Riboflavin
Các sản phẩm giàu riboflavin có thể kể đến như sữa, phô mai và sữa chua, trứng, rau lá, quả hạch, măng tây, bông cải xanh. Sau khi hiến máu, bạn có thể cảm thấy yếu; bổ sung năng lượng từ riboflavin sẽ giúp bạn có đủ năng lượng cần thiết.
- Thực phẩm có Vitamin B-6
Sau khi bạn hiến máu, cơ thể cần vitamin để tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu vitamin B6 như khoai tây, hạt, quả hạch, trứng đỏ thịt, rau bina và chuối.
- Uống nhiều nước
Bên cạnh có một bữa phong phú với các thành phần nói trên để tái tạo các tế bào máu bị mất, bạn cần có chất lỏng với thức ăn bạn tiêu thụ. Bạn cần tăng tiêu thụ nước đúng và đủ. Cơ thể bạn sẽ điều chỉnh bằng cách uống nước từ 24 đến 48 giờ để hiến máu.
>>> Xem thêm:
- Làm gì sau khi hiến máu để đảm bảo sức khỏe?
- Chế độ ăn trước và sau khi hiến máu để đảm bảo sức khỏe luôn tốt
5. Một số chú ý khi hiến máu để bảo vệ sức khỏe
- Những lưu ý trước khi hiến máu
+ Không nên hiến máu nhiều quá 4 lần/năm.
+ Tùy theo điều kiện sức khỏe, bạn có thể hiến máu từ 250 ml, 350 ml hoặc 450 ml trong mỗi lần cho máu.
+ Trước ngày hiến máu không thức quá khuya, nên ăn nhẹ và không uống rượu bia.
+ Cần duy trì lượng sắt cân bằng cho cơ thể. Nên dùng những thức ăn nhiều sắt như thịt đỏ, cá, thịt gia cầm, các loại hạt củ quả như cải bó xôi, ngũ cốc, nho khô,…
+ Duy trì lối sống khoa học, ngủ đủ giấc và không thức khuya;
+ Để đảm bảo cơ thể không bị mất nước, bạn nên bổ sung trên 500ml nước.
+ Tránh những đồ ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh, đồ chiên xào đầy dầu mỡ, kem. Lý do bởi, nó sẽ gây ảnh hưởng đến quy trình xét nghiệm máu và máu của bạn sẽ không đủ tiêu chuẩn để truyền cho người khác.
- Trong khi hiến máu: Bình tĩnh, thoải mái
Sau khi hiến máu: Nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút. Sau 2 – 3 ngày đầu, bạn cần nghỉ ngơi, sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh gắng sức.
Với những thông tin vừa cung cấp trên, chắc hẳn bạn đã có thể nắm được hiến máu có giảm cân không? Tóm lại, hiến máu là một hành động chia sẻ giúp lan tỏa những điều tốt đẹp. Sau khi hiến máu, bạn có thể đốt cháy một lượng calo nhất định và giảm cân.
Tuy nhiên, hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, do đó bạn đừng nên nghĩ đây là trong những cách để giảm cân. Hãy nghĩ đó là một cơ hội để bạn giúp đỡ những người khác.