Theo các chuyên gia gan là cơ quan chuyển hoá giải độc và bài tiết của cơ thể, sức khoẻ của lá gan vô cùng quan trọng, vì thế cần chú ý qua các thay đổi trên làn da.
- GS dinh dưỡng: 5 nguyên tắc ăn uống "bắt buộc" để tránh và giảm bệnh gan nhiễm mỡ
- Người làm tốt 5 việc này ít khi mắc bệnh gan: Thải độc, tăng khí huyết, ngừa bệnh hiệu quả
Cần bảo vệ phục hồi sớm
Tỷ lệ mắc các bệnh lý về gan mật ở Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng, nhất là trước các vấn nạn lạm dụng rượu bia, viêm gan virus B, C, thực phẩm bẩn, thuốc tây, hóa chất gây tổn thương tế bào gan.
Cụ thể tỷ lệ nhiễm virus viêm gan của một số nhóm dân cư là từ 6 - 20% đối với virus viêm gan B và khoảng 2 - 4% với virus viêm gan C. Tỷ lệ người khỏe mạnh mang virus viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 - 25%.
Số người nhiễm virus viêm gan B ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 - 20%.
Trong khi đó, số người mắc bệnh gan tại Việt Nam khi phát hiện đã quá muộn, các tế bào gan bị phá hủy hàng loạt, hình thành các sợi xơ hóa không có chức năng. Chính vì vây, việc bảo vệ và phục hồi tế bào gan cần thực hiện sớm và đúng cách.
GS Đào Văn Long – nguyên Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội cho biết, gan thường được ví như "nhà máy năng lượng hoá học", giúp chuyển hóa thức ăn thành những chất cần thiết nuôi cơ thể, giải độc và bài tiết các chất có hại.
Gan có chức năng vô cùng quan trọng nên sức khoẻ của lá gan cũng trở thành yếu tố "sống còn" với bất cứ ai. GS Long cho rằng cần theo dõi sức khoẻ của gan mình. Cách tốt nhất có thể tự đánh giá với các dấu hiệu lạ trên da để chủ động bảo vệ gan.
7 dấu hiệu thay đổi
Thứ nhất, màu da chuyển sang màu vàng cam
Đây là dấu hiệu thường gặp ở những người bị bệnh lý gan giai đoạn nặng, do sự chuyển hóa bất thường của bilirubin. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong máu, các chất vận chuyển oxy nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể tạo ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan.
Nếu gan gặp vấn đề và không thể xử lý các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể và khiến da của bạn có màu vàng. Vàng da do gan thường có thể quan sát được khi vàng da nhiều, vàng sậm. Vàng da đi kèm với vàng mắt.
Nếu vàng da ít thì rất khó để nhận biết và dễ bị nhầm lẫn vì người Việt Nam chúng ta vốn dĩ là người da vàng. Tuy nhiên, cần lưu ý là vàng da có thể không xuất hiện trong khoảng 80% trường hợp bệnh lý về gan.
Thứ hai, màu da chuyển sang màu vàng xanh
Màu vàng xanh xuất hiện trên da có liên quan đến bệnh về gan và túi mật. Nếu ứ mật nội tạng, tắc nghẽn đường mật trong gan hoặc ngoài cơ thể, da sẽ xuất hiện dấu hiệu làn da chuyển sang màu vàng-xanh, thậm chí là xanh nâu. Khi da chuyển màu, bạn phải ngay lập tức cảnh giác với bệnh gan.
Thứ ba, sắc tố da có dấu hiệu sẫm màu hơn, u tối hoặc xám xịt
Các sắc tố của da trở nên nhiều hơn và chuyển màu đen, được gọi là sắc tố thâm hoặc sẫm. Biểu hiện này cũng xảy ra nếu bệnh nhân viêm gan tiến triển thành xơ gan. Ví dụ, da mặt có màu xám, đen là khả năng rất cao bị bệnh gan.
Thứ tư, lòng bàn tay có dấu hiệu chuyển màu đỏ
Dấu hiệu này phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị viêm gan cấp tính, mãn tính hoặc xơ gan. Khi lòng bàn tay có ban đỏ, hoặc chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở khu vực ngón tay cái sẽ rõ ràng hơn.
Thứ năm, trên da có các vùng mạch máu nổi đỏ như màng nhện
Dấu hiệu này thường được tìm thấy ở mặt, cổ, ngực và những nơi khác của bệnh nhân viêm gan. Màng nhện có màu đỏ và kích thước khác nhau xuất hiện trên da. Sau khi điều trị, tình trạng bệnh viêm gan có tiến triển tốt thì màng nhện này sẽ biến mất. Có tới khoảng 80% người xuất hiện dấu hiệu màng nhện sau đó phát hiện ra chức năng gan bị tổn thương.
Thứ sáu, móng tay và màu mắt chuyển vàng
Móng tay hay màu trắng ở trong mắt chuyển dần sang màu vàng thì rất có thể đây chính là triệu chứng nghiêm trọng của việc gan bị tổn thương.
Thứ bảy, môi thâm đen
Khi môi trở nên bị sẫm màu, thâm đen hơn bình thường thì điều này ngầm cho thấy chức năng gan của bạn đang có vấn đề, dẫn đến tình trạng thải độc kém hơn. Chất độc không đào thải ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết tố bên trong. Hậu quả là khi gặp vấn đề ở gan, quá trình lưu thông máu không trơn tru sẽ làm môi bị sẫm màu.
GS Long cho biết, nếu gặp các vấn đề trên, bạn cần tới các cơ sở y tế kiểm tra chức năng gan ngay lập tức để bảo vệ lá gan của mình.