Ê buốt sau nhổ răng khôn khắc phục thế nào?

Sống khỏe 11/11/2021 06:32

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng hầu hết mọi người đều gặp phải bên cạnh cảm giác đau nhức, khó chịu thông thường. Tùy theo cơ địa mỗi người, thời gian phục hồi sẽ khác nhau.

Hầu hết mọi người đều có hiện tượng đau nhức, ê buốt sau khi nhổ răng khôn. Do mức độ của mỗi người là khác nhau nên thời gian hồi phục cũng khác nhau. Tuy nhiên đa số tình trạng đau buốt sau nhổ răng khôn thường sẽ không kéo dài mà có xu hướng thuyên giảm sau 2 – 3 ngày nếu người bệnh có cách chăm sóc đúng. Còn ngược lại, cẩn trọng sẽ bị ê buốt kéo dài suốt 1-2 tuần. Vì vậy, cần khắc phục thế nào tình trạng ê buốt sau khi nhổ răng khôn?

Ê buốt sau nhổ răng khôn khắc phục thế nào? - Ảnh 1
Ảnh minh họa

 

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn kéo dài do đâu?

Theo bác sĩ nha khoa, thời gian bị đau sau khi nhổ răng khôn sẽ khác nhau tùy từng người. Có trường hợp chỉ sau 1 ngày là cơn đau đã thuyên giảm nhưng cũng có người phải kéo dài mấy ngày mới hết đau, điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khiến nướu bị đau nhức kéo dài. Cụ thể là các biến chứng sau:

- Viêm nhiễm: Ê buốt sau nhổ răng khôn rất có thể là biểu hiện của biến chứng viêm, nhiễm trùng vùng nướu tại vị trí nhổ răng khôn. Nếu không được điều trị thì tình trạng này sẽ ngày càng lan rộng, có nguy cơ gây nhiễm trùng máu.

- Nhổ răng khôn chạm vào dây thần kinh: Số ít trường hợp sau nhổ răng khôn bị đau nhức là do nhổ răng khôn chạm vào dây thần kinh. Điều này xảy ra khi bác sĩ nhổ răng sai cách, vô tình tác động đến hệ thống dây thần kinh quanh răng và gây ra biến chứng.

Ê buốt sau nhổ răng khôn khắc phục thế nào? - Ảnh 2
Ảnh minh họa

 

Cách khắc phục tình trạng ê buốt sau nhổ răng khôn?

Sau khi nhổ răng xong chúng ta cần thự hiện như sau:

- Cắn chặt miếng gòn trong khoảng 30 phút sau nhổ và tiến hành thay gòn và giữ cho đến khi máu ngưng chảy.

- Trong 6 giờ đầu, tuyệt đối không được súc miệng, khạc nhổ mạnh vì sẽ gây tổn thương vết nhổ, khiến máu chảy lại, làm đau buốt trở nên nghiêm trọng.

- Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, tránh vận động mạnh khiến vết thương chảy máu nhiều hơn.

- Dùng túi đá chườm lên bên ngoài má chỗ nhổ răng, mỗi lần chườm khoảng 15 – 20 phút. Vào ngày thứ 3 sau nhổ răng khôn, có thể chườm nóng để giảm nhẹ cơn đau, mang lại sự dễ chịu tạm thời.

- Tránh lia lưỡi vào vùng mới nhổ răng, bởi vì đầu lưỡi chứa nhiều vi khuẩn khiến nướu có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Ê buốt sau nhổ răng khôn khắc phục thế nào? - Ảnh 3
Ảnh minh họa

 

Chế độ chăm sóc răng miệng để giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn

Việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn cũng khá đơn giản, chỉ cần vệ sinh bằng nước muối loãng.

Cách thực hiện như sau: Pha hỗn hợp nước muối súc miệng với tỷ lệ 5g muối với 240 ml nước ấm, sử dụng hàng ngày sau mỗi bữa ăn. Điều này là cần thiết nhằm mục đích ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng và có nguy cơ tấn công vùng lợi đang trong quá trình lành. Khoang miệng là môi trường ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn và việc pH nước bọt không ổn định sẽ làm cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở dễ dàng hơn và gây các vấn đề về răng.

Ê buốt sau nhổ răng khôn khắc phục thế nào? - Ảnh 4
Ảnh minh họa

 

Tránh các thực phẩm quá cứng hoặc quá dẻo, đồ ăn chưa được chế biến, xử lý kỹ. Khi hàm phải sử dụng lực mạnh sẽ khiến vết thương bị bục và gây ra chảy máu, ê buốt, đau nhức. Bên cạnh đó, cần lưu ý không nên ăn hay uống thức ăn còn nóng bởi nhiệt độ quá cao có thể gây kích ứng, sưng viêm nướu lợi.

Hai tuần sau khi nhổ răng bạn nên ăn cháo, đồ mềm được ninh nhừ. Ngoài ăn cháo tôm, thịt,… bạn cũng nên nghiền hoặc băm nhỏ rau củ thêm vào vừa chống ngán vừa bổ sung vitamin, chất xơ cần thiết.

Còn trường hợp nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau nhức, ê buốt thì bạn nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám kịp thời và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp nhất.

Đánh giá sức khỏe bản thân qua 7 "thông điệp" của cơ thể

Cơ thể chúng ta là một hệ thống rất phức tạp, nơi mọi thứ được kết nối theo một cách nào đó. Khi bộ phận nào không diễn ra như bình thường, nó sẽ gửi thông điệp đến các bộ phận khác của cơ thể như một dấu hiệu cảnh báo.

TIN MỚI NHẤT