Dùng bàn chải mà không chú ý tới những điều này thì bảo sao bạn dễ bị mắc bệnh răng miệng

Sống khỏe 14/01/2019 05:10

Bàn chải vốn là dụng cụ làm sạch răng miệng mỗi ngày, nhưng nếu không chú ý tới việc vệ sinh bàn chải thường xuyên thì nó cũng có thể trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh mà bạn không ngờ tới.

Thường thì bạn sẽ chỉ nhớ đến việc đánh răng 2 lần/ngày mà không để ý rằng, cần phải vệ sinh bàn chải thường xuyên để giúp làm sạch răng miệng hiệu quả hơn. Một số người chỉ nghĩ đơn giản là khi rửa nước vào bàn chải thì nó đã được làm sạch rồi. Nhưng thực tế thì nó lại không hề mang đến hiệu quả làm sạch gì.

Dưới đây là một số nguyên tắc khi dùng bàn chải mà bạn cần nhớ để chiếc bàn chải luôn làm tròn công dụng của nó.

Rửa bàn chải thường xuyên

Bạn nên chà rửa bàn chải đánh răng dưới vòi nước sạch trong vòng từ 1 - 2 phút để loại bỏ những mảng bám còn tồn đọng lại sau khi đánh răng. Đặc biệt, nếu bạn đang mắc một hội chứng rối loạn miễn dịch nào đó thì sau khi rửa bàn chải với nước, hãy ngâm bàn chải trong dung dịch nước súc miệng diệt khuẩn khoảng vài phút để giúp chiếc bàn chải được vệ sinh sạch sẽ hơn.

Dùng bàn chải mà không chú ý tới những điều này thì bảo sao bạn dễ bị mắc bệnh răng miệng - Ảnh 1

Bảo quản bàn chải đúng cách

Sau mỗi lần đánh răng, bạn đừng vội cất bàn chải chung với những chiếc bàn chải khô hay đặt trong tủ đóng kín, khóa ngăn kéo... Hãy đặt bàn chải ở nơi khô ráo, thoáng mát (như giá hoặc móc treo bàn chải riêng) để tránh nguy cơ ẩm mốc, vi khuẩn, bụi bẩn bám vào sẽ làm ảnh hưởng tới việc vệ sinh răng miệng.

Dùng bàn chải mà không chú ý tới những điều này thì bảo sao bạn dễ bị mắc bệnh răng miệng - Ảnh 2

Đặt bàn chải cách xa bồn cầu

Nếu phòng tắm của bạn chung với bệ toilet thì bạn nên thiết kế nơi để bàn chải đánh răng cách xa khoảng 2m. Vì mỗi lần xả nước ở bồn cầu là một lần bạn phát tán hàng triệu vi khuẩn ra khắp không gian phòng tắm. Ngay sau đó, chúng có thể bám lại ở mọi nơi, kể cả trên chính chiếc bàn chải của bạn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có tới 100 triệu con vi khuẩn, bao gồm cả khuẩn E.coli (gây bệnh tiêu chảy) hay tụ cầu khuẩn (gây bệnh nhiễm trùng da) đã bám lại trên chiếc bàn chải đánh răng được đặt gần bệ toilet. Do đó, nếu không chú ý bảo quản bàn chải thì nó cũng có thể trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh cho bạn cũng như người thân trong gia đình.

Dùng bàn chải mà không chú ý tới những điều này thì bảo sao bạn dễ bị mắc bệnh răng miệng - Ảnh 3

Thay bàn chải định kỳ

Cứ sau khoảng 3 - 4 tháng sử dụng, bạn nên chủ động thay mới một chiếc bàn chải khác. Bởi dù nó không có dấu hiệu bị mòn thì phần lông bàn chải cũng ít nhiều đã bị sờn, không thể hỗ trợ việc làm sạch kẽ răng hay nướu răng một cách hiệu quả.

Dùng bàn chải mà không chú ý tới những điều này thì bảo sao bạn dễ bị mắc bệnh răng miệng - Ảnh 4

Tuyệt đối không dùng bàn chải với người khác

Bàn chải đánh răng là vật dụng cá nhân mà bạn cần tránh để người khác sử dụng chung. Việc chia sẻ chiếc bàn chải của mình với người khác khiến bạn có thể bị lây truyền vi khuẩn thông qua đường nước bọt, từ đó dẫn tới các bệnh răng miệng như sâu răng, hôi miệng...

Dùng bàn chải mà không chú ý tới những điều này thì bảo sao bạn dễ bị mắc bệnh răng miệng - Ảnh 5

Đột nhiên rụng răng, phải nhổ cả hàm trên vì quên một việc khi vệ sinh răng nhiều người mắc

Gần đây, Tiểu Minh khi đang đánh răng đột nhiên bị rụng một chiếc răng cửa. Cô đã đến Bệnh viện Nha khoa Hàng Châu để khám. Bác sĩ nói toàn bộ hàm răng trên của cô có thể không thể giữ được. Tại sao lại như vậy?

TIN MỚI NHẤT