Điều hối hận của 4 người trẻ chết vì ung thư khiến nghìn người xem lại thói quen của mình

Sống khỏe 20/10/2018 05:10

"26 năm trên đời, tôi không bao giờ biết sống cho chính mình", "suốt 10 năm, tôi luôn có một thói quen đó là ngủ muộn",... đó là những lời hối hận muộn màng cuối cùng của những con người trẻ tuổi nhưng đã sớm ra đi vì ung thư khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Tôi đã làm việc quá nhiều

Ngày 7/9, nữ diễn viên trẻ Từ Đình đã qua đời vì căn bệnh ung thư hạch tại Bệnh viện Bắc Kinh 304. Trước khi mất, cô gái trẻ đã chia sẻ điều bản thân rất hối hận: “26 năm sống trên đời, tôi không bao giờ biết sống cho chính mình. Cha mẹ tôi có 7 người con, tôi là út. Kể từ khi đi học đai học, tôi đã tự kiếm tiền để trả học phí. Nhiều năm qua, tôi đã luôn làm việc chăm chỉ để giúp anh trai tôi trả tiền học, trả tiền thuê nhà, trả nợ cho cha mẹ, mua nhà,..

Điều hối hận của 4 người trẻ chết vì ung thư khiến nghìn người xem lại thói quen của mình - Ảnh 1

Nhiều lần tôi làm việc đến khuya, lưng rất đau do tôi bị thoát vị đĩa đệm nhưng vẫn cố gắng quay phim ngay giữa mùa đông, tắm cả nước đá, chịu rất nhiều áp lực, đôi khi còn không thể thở nổi. Tất cả số tiền tôi kiếm được từ các bộ phim trong suốt 5 năm qua đều đưa cho gia đình để trả nợ. Khi biết tin mình mắc ung thư, tôi không đau khổ mà cảm thấy dường như bản thân sắp được tự do."

Điều hối hận của 4 người trẻ chết vì ung thư khiến nghìn người xem lại thói quen của mình - Ảnh 2

Tôi thức khuya liên tục suốt 10 năm

Vũ Quyên, nữ tiến sĩ 32 tuổi, giảng viên trường Đại học Phúc Đán qua đời vào sáng sớm ngày 19/4/2011 vì căn bệnh ung thư vú.

Là một con người tài năng, từng là du học sinh xuất sắc chuyên ngành kinh tế, Đại học Oslo, Na Uy, có bằng tiến sĩ khi còn rất trẻ, ai cũng nghĩ tương lai của cô vô cùng rộng mở nhưng cuối cùng đã phải kết thúc trên giường bệnh.

Trong thời gian lâm bệnh, Vũ Quyên đã để lại dòng nhật ký nhắn gửi tới các bạn trẻ hãy thay đổi lối sống của bản thân, trong đó có một điều mà cô rất muốn mọi người phải ghi nhớ: “Suốt 10 năm qua, tôi luôn có một thói quen đó là ngủ muộn. Thực tế, ở tuổi của tôi thì rất ít người coi việc ngủ là quan trọng. Tất cả mọi người quen của tôi cũng đều thức khuya nhưng đến bây giờ tôi phải thừa nhận ngủ muộn là thói quen cực kỳ xấu.

Trong 10 năm kể từ khi là sinh viên, tôi không bao giờ ngủ trước 12 giờ khuya. Tôi thường thức thâu đêm để học bài, làm các bài kiểm tra GRE, TOEFL,… hoặc nhắn tin với bạn bè, lướt mạng, ăn vặt linh tinh. Nhìn chung, thời gian tôi ngủ sớm nhất cũng phải 1 giờ khuya hay thậm chí muộn hơn.

Điều hối hận của 4 người trẻ chết vì ung thư khiến nghìn người xem lại thói quen của mình - Ảnh 3

Chỉ khi biết mình bị bệnh, tôi mới nghiên cứu về y học Trung Quốc và biết được cơ chế đồng hồ sinh học có lợi cho sức khỏe con người.

- Từ 21-23h là thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc khỏi cơ thể;

- Từ 23h – 1h sáng là thời gian gan thực hiện chức năng thải độc;

- Từ 1h – 3h sáng là thời gian thải độc của mật;

- Từ 3h – 5h sáng là thời gian loại bỏ độc của phổi;

- Từ 5h – 7h là thời gian để ruột già thải độc;

- Từ 7h – 9h là thời điểm ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.

Khi phát hiện bệnh ung thư, tôi đã rất bất ngờ vì chỉ số men gan của tôi rất cao trong khi trước đó tôi chưa từng gặp bất cứ vấn đề về gan. Tôi đã vô cùng sững sờ và mau chóng tìm hiểu lý do tại sao chức năng gan của tôi có vấn đề và chỉ vì nó mà tôi không thể tiếp tục hóa trị.

Hóa ra cũng chỉ vì tôi đã bỏ lỡ “thời gian vàng” để ngủ, từ 23 giờ đến 1 giờ sáng là thời điểm gan hoạt động mạnh nhất nhằm thải độc. Nếu như gan không được nghỉ ngơi chỉ bởi vì tôi luôn thức khuya thì nó sẽ khiến lưu lượng máu tới gan không đủ, khiến cho các tế bào gan bị tổn thương và không thể sửa chữa, lâu dần sẽ suy yếu.

Điều hối hận của 4 người trẻ chết vì ung thư khiến nghìn người xem lại thói quen của mình - Ảnh 4

Giờ tôi đã hiểu câu nói “thức khuya quá nhiều ngang với tự tử” thật sự không phải là câu nói phóng đại. Sau khi biết mình mắc bệnh tôi đã thay đổi thói quen và đi ngủ sớm hơn. Những chương trình giải trí, phim ảnh nó chẳng mang lại đièu gì ngoài cảm giác thích thú. Điều quan trọng duy nhất bạn cần quan tâm là sức khỏe của chính mình.

Tôi thích ăn nhiều thịt mỡ

Tháng 10/2014, một tài khoản Weibo tên @ThinkInWc đã chia sẻ bản thân rất đau khổ vì bị ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối và đang nằm tại bệnh viện 303. Người đàn ông đã viết một đoạn blog dài trên trang cá nhân với tiêu đề “Tại sao tôi bị ung thư” để nói về lối sống tai hại trước đây của mình.

“Tôi rất thích ăn thịt mỡ, mỡ càng nhiều càng tốt. Một thời gian dài trước khi bị bệnh, tôi còn thường xuyên ăn gà ướp muối nướng, chân gà ngâm, mì ăn liền và rất nhiều đồ ăn vặt khác. Trước đây tôi thường bị táo bón vì kiểu ăn uống vô tội vạ của bản thân nên đã mua một số loại trà thảo dược để uống và chủ quan nghĩ rằng không cần tới bệnh viện để khám.

Tôi còn có một thói quen tai hại khác đó chính là ngồi máy tính nguyên 1 ngày, rất hiếm khi đứng dậy vận động.”

Tôi thường xuyên lo lắng

Sau khi một thanh niên 27 tuổi bị ung thư, anh đã viết một bài chia sẻ về căn bệnh bản thân đang mắc phải và công khai trên trang cá nhân. Bài viết mau chóng thu hút sự chú ý lớn của mọi người.

“Tôi thường hay tự gây áp lực cho mình rất nhiều, luôn lo lắng vào mỗi đêm. Bởi ngủ không ngon giấc nên tôi thường ngủ tới trưa và bỏ qua bữa sáng. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc ở Quảng Châu. Gánh nặng cuộc sống tại thành phố bận rộn này càng khiến tôi thêm áp lực. Rất hiếm khi tôi có một thời gian nghỉ ngơi vào mỗi tối, tôi không có thời gian để ăn, thời gian để tập thể dục, để nghỉ ngơi.

Sống không chỉ để tồn tại, hãy trân trọng sức khỏe của bản thân”.

Cuộc sống nhiều áp lực từ gia đình, công việc khiến chúng ta vô tình quên đi mất sức khỏe của chính bản thân. Chỉ đến khi rơi vào hoàn cảnh như 4 người trẻ trên, chúng ta mới nhận ra bản thân đã mắc sai lầm. Có những thói quen mà nhiều người nghĩ rằng sẽ không gây ra vấn đề nhưng nếu kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Để bảo vệ chính mình, tránh xa khỏi bệnh ung thư, mọi người nên cố gắng làm những điều sau:

1. Đi ngủ sớm

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy đi ngủ, đừng ép cơ thể phải gắng sức. Chỉ mất 4 bước để từ sự mệt mỏi biến thành ung thư.

Mệt mỏi nhẹ → mệt mỏi sâu → biến đổi nội bộ của các cơ quan quan trọng → ung thư.

Bởi nếu việc mệt mỏi mãn tính diễn ra lâu dài sẽ dần ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, cũng như nhiều cơ quan quan trọng khác. Những quá trình này kéo dài sẽ dễ dẫn tới ung thư. Vì vậy, hãy đi ngủ trước 23 giờ để bảo vệ sức khỏe.

2. Chia sẻ áp lực

Nếu buồn rầu hay áp lực, hãy nói với gia đình, bạn bè của bạn. Những người thường xuyên u sầu, ít giao tiếp sẽ dễ sinh bệnh hơn những người vui vẻ.

3. Hạn chế uống rượu bia

Rượu bia làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, thực quản, thận, ruột kết, vú và gan. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế chỉ rõ nguyên nhân rằng, khi chuyển hóa cồn, cơ thể sản xuất ra chất acetaldehyde kích hoạt đột biến ADN, tạo điều kiện cho ung thư phát triển.

4. Không hút thuốc

90% ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá, có thể nói rằng hút thuốc là thủ phạm lớn nhất gây ung thư phổi. Khi bạn hút thuốc lá đồng nghĩa với việc cho các tế bào ung thư cơ hội để phát triển trong phổi. Những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư cao gấp 17 lần so với những người không hút thuốc.

5. Ăn cơm nhà

Tường xuyên ăn đồ ăn nhanh sẽ dễ tổn hại sức khỏe bởi các đồ ăn này thường nhiều muối, các phụ gia thực phẩm dễ gây tăng cân, tăng lipid máu, gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, tăng gánh nặng cho thận.

Cố gắng về nhà tự nấu nướng, ăn uống đúng giờ vừa an toàn lại giúp bảo vệ sức khỏe chính mình.

Đêm nào cũng ăn món ăn này, chàng sinh viên 18 tuổi đã chết vì bệnh ung thư dạ dày: Món ngon nhưng không nên ăn nhiều

Món ăn mà rất nhiều người yêu thích này không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch mà còn có thể dẫn đến ung thư.

TIN MỚI NHẤT