Cơ thể luôn có những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tật, kể cả khi đi tiểu vẫn có thể "đoán trước" ung thư thông qua 4 bất thường sau.
- Ngủ dậy thấy đắng miệng: Dấu hiệu cảnh báo 4 lá chắn bảo vệ cơ thể đang gặp vấn đề, nếu chủ quan thì bạn sẽ phải hối tiếc
- Tác động lâu dài của việc uống cà phê hàng ngày đối với sức khỏe
Ung thư không phải là căn bệnh xa lạ gì với chúng ta, nhưng để hiểu nguyên nhân gây bệnh và phát hiện sớm dấu hiệu thì không phải ai cũng biết. Có một vài loại ung thư thường có những triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, tới lúc biết thì đã giai đoạn cuối rồi nên không kịp chữa trị nữa.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh từ những bất thường nhỏ nhất, kể cả trong việc đi tiểu. Đây là một trong những nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người, một ngày ai cũng phải đi tiểu với tần suất 5-10 lần. Quá trình đi tiểu sẽ giúp cơ thể trao đổi chất và đào thải độc tố ra ngoài. Do đó, việc đi tiểu cũng được xem như là biện pháp theo dõi sức khỏe nhưng chẳng phải ai cũng rõ.
Sau đây là một số dấu hiệu lạ khi đi tiểu ngầm cảnh báo mầm mống ung thư đang phát triển. Nếu có dù chỉ 1 bạn cũng đừng chủ quan bỏ qua:
- Đi tiểu ra màu nâu
- Nước tiểu xuất hiện bọt
- Đi tiểu ra máu
- Đau rát, buốt khi đi tiểu
Cụ thể 4 dấu hiệu khi đi tiểu cảnh báo ung thư như sau:
1. Đi tiểu ra màu nâu
Màu sắc nước tiểu có thể phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Nó cũng dễ bị ảnh hưởng bởi lượng nước mà bạn uống hàng ngày. Theo đó, nếu bạn uống nhiều nước thì nước tiểu sẽ nhạt và có màu trong, còn lười uống nước thì nước tiểu thường sẫm màu.
Còn trong trường hợp xấu hơn, nước tiểu màu nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư túi mật hoặc ung thư gan. Lúc này các tế bào gan và túi mật đã bị phá hủy nghiêm trọng, khiến chất bilirubin bị giải phóng vào máu nhiều đột ngột. Cuối cùng chất này sẽ làm nước tiểu bị biến đổi sang màu nâu.
2. Nước tiểu có bọt
Đây là một trong những dấu hiệu mà nhiều người hay gặp phải khi đi tiểu. Nước tiểu có bọt thường do bạn lười uống nước, luyện tập quá sức hoặc mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng tốc độ dòng chảy của nước tiểu, hoặc do chất tẩy rửa toilet tạo thành bọt chứ không phải bệnh lý.
Nước tiểu có bọt là dấu hiệu ai cũng từng gặp phải và có thể cảnh báo sớm ung thư.
Bên cạnh đó, những người mắc bệnh ung thư thận cũng hay mắc phải tình trạng nước tiểu có bọt mỗi ngày. Nguyên nhân là do cơ thể không thể hấp thụ các protein thiết yếu do ảnh hưởng từ sự phát triển của tế bào ung thư, khiến lượng protein này bị đào thải qua đường nước tiểu và tạo nhiều bọt nổi lên trên.
3. Đi tiểu ra máu
Đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang rất điển hình nhưng lại thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm đường tiết niệu. Khi bắt đầu mắc ung thư bàng quang, biểu hiện bệnh nhân thường gặp nhất chính là tiểu ra máu gián đoạn và không có cảm giác đau. Lúc này nước tiểu thường có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ tươi.
Bên cạnh đó, nếu xuất hiện thêm 3 triệu chứng sau thì cần phải nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra ngay:
- Thay đổi tần suất đi tiểu, có lúc đi nhiều nhưng lại có những ngày không hề buồn đi tiểu.
- Nước tiểu trong suốt, chỉ đi ra mỗi máu từ đầu tới cuối.
- Không có cảm giác đau khi đi tiểu dù vẫn bị đi tiểu ra máu.
4. Đau rát, buốt khi đi tiểu
Đau rát, buốt khi đi tiểu là dấu hiệu dễ nhận thấy khi cơ thể đang mắc bệnh, cụ thể là ung thư thận, ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Lúc này bạn thường cảm thấy đau buốt ở vùng chậu và đường tiết niệu. Mỗi lần đi tiểu chẳng khác nào "cực hình" và khiến bạn phải khổ sở vì đau nhức.
Với phụ nữ nói riêng, tình trạng đau buốt khi đi tiểu cũng có thể xuất phát từ việc chưa vệ sinh "vùng kín" đúng cách hoặc viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên dù là lý do gì thì đau rát khi đi tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh, cần khẩn trương đi khám để phòng ngừa biến chứng.
Cần làm gì khi đi tiểu bị đau và có màu lạ?
Tình trạng đi tiểu đau buốt và có màu lạ luôn cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm nên cần phải có phương pháp điều trị sớm. Nhìn chung, bạn cần phải đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn. Còn trong trường hợp chưa thể đi khám thì bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tình hình, cụ thể như sau:
- Uống đủ 2 lít nước/ngày để đảm bảo cơ thể hoạt động ổn định, hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh bị thức giấc vì buồn tiểu.
- Ăn đủ chất, tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có gas, thực phẩm cay nóng...
- Không nhịn tiểu và phải "giải quyết" ngay khi có nhu cầu, tốt nhất nên tạo thói quen đi tiểu vào những giờ cố định trong ngày.
- Vệ sinh sạch sẽ "vùng kín" trước và sau khi tiểu, đặc biệt là khi quan hệ cần phải chăm sóc kỹ càng hơn.
Theo Cancer, Njurology