Hóc xương cá là một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày nhưng để xử lý đúng cách thì không hẳn ai cũng nắm rõ.
- Dấu hiệu hạ huyết áp là gì và xử lý như thế nào?
- Khi bị nước vào tai gây ù: Đây là cách xử lý tốt nhất để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm tai phiền phức
Hóc xương cá rất dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày
Cá là món ăn quen thuộc trên mâm cơm của người Việt. Hương vị thơm ngon hấp dẫn cùng giá trị dinh dưỡng cao, đây là thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng bên cạnh đó, ăn cá lại đi kèm hiểm họa hóc xương cá.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), tình trạng khó chịu khi bị hóc xương cá sẽ nhanh chóng trôi qua nếu cơ thể tiêu hóa miếng xương và ngay sau đó bị đào thải ra ngoài bằng đường đại tiện. Cũng có ca, nó sẽ nằm trong ruột, nhưng vài ngày sau có thể sẽ bị bài tiết.
Tình trạng khó chịu khi bị hóc xương cá sẽ nhanh chóng trôi qua nếu cơ thể tiêu hóa miếng xương.
Nhưng chúng ta đừng vội chủ quan, ngay khi mẩu xương đã bị trôi đi, nó vẫn có thể gây ảnh hưởng đến thực quản. Một khi đã được nuốt vào, quá trinh di chuyển của xương cá rất khó dự đoán. Hầu hết mọi người đều bị mắc xương cá nhỏ nên 99% trường hợp miếng xương tự tiêu hoặc tự đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những ca để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân như đâm thủng động mạch chủ, động mạch chính trong cơ thể.
Chúng ta đã từng biết đến những ca phẫu thuật hóc xương cá vô cùng nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng. Do đó, có thể nói, hóc xương cá là vấn đề đôi khi không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Điều quan trọng là bạn cần phải biết tình trạng hóc xương cá của mình ở mức độ nào để chẩn đoán xem cần đến cơ sở y tế ngay không, trước khi đến thì cần làm những việc gì…
Chúng ta đã từng biết đến những ca phẫu thuật hóc xương cá vô cùng nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), chúng ta vẫn thường nghe nói nuốt cơm là cách để chữa hóc xương cá. Nhiều người hay sử dụng cách này vì cho rằng, xương cá sẽ bám vào cơm mà trôi xuống cổ. Nhưng thật ra hiệu quả như mong muốn của cách này chỉ là may mắn.
Trong nhiều trường hợp, xương cá làm tổn thương động mạch (thường là xương cá to) khiến cho cơm bị rơi xuống động mạch còn gây hậu quả nguy hiểm hơn. Tương tự như thế, việc cố nuốt thức ăn khi bị hóc xương cá cũng chỉ là chuyện may rủi, nếu không thành công, xương cá sẽ cắm sâu hơn khiến bạn càng thêm khó xử lý.
Hầu hết mọi người đều bị mắc xương cá nhỏ nên 99% trường hợp miếng xương tự tiêu hoặc tự đào thải ra ngoài cơ thể.
Xử lý khi bị hóc xương cá, tránh những hậu quả không mong muốn
Chuyên gia gợi ý, trong trường hợp bị hóc xương cá nhẹ, bạn có thể áp dụng những cách sau để xử lý hóc xương cá:
- Cách dễ thực hiện nhất là nuốt vỏ cam. Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
- Còn nếu không có vỏ cam, hãy thay thế bằng một viên vitamin C. Cách này cũng cho hiệu quả tương tự. Trong vài phút, xương sẽ mềm và trôi xuống cổ, không còn tạo cảm giác đau nữa.
Ngậm vitamin C sẽ giúp xương cá nhỏ mềm và tan ra.
- Bạn cũng có thể ngậm một miếng chanh để xương cá mềm ra và tan vào nước bọt.
- Cắn một miếng chuối và không nhai, ngậm trong miệng 2 phút để nước bọt thấm vào chuối sau đó nuốt. Sau đó, bạn nên uống nước để loại bỏ xương cá ra khỏi cổ họng.
- Nếu không có chuối, hãy cắn một miếng bánh mì và ngậm trong miệng 2 phút sau đó nuốt luôn mà không nhai và uống nước.
Trong trường hợp hóc xương cá nghiêm trọng hơn, bạn nên dừng lại tất cả các hoạt động ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương. Hãy đến cơ sở y tế nếu bị hóc xương cá ở mức độ nghiêm trọng. Vì nếu để lâu, dị vật này có gây nhiễm trùng ở cổ họng. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân phải đến bệnh viện để bác sĩ làm thủ thuật loại bỏ xương cá.
Trong trường hợp hóc xương cá nghiêm trọng hơn, bạn nên dừng lại tất cả các hoạt động ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương.
Các chuyên gia lưu ý thêm, để an toàn khi ăn cá, mọi người lưu ý không vừa cười vừa nói khi ăn. Gỡ bỏ xương cá ngay trong bát, không cho cả miếng cá vào miệng rồi sử dụng lưỡi và răng gỡ xương. Nhai cẩn thận, chậm rãi trong quá trình ăn cá. Xé cá thành những miếng nhỏ để bạn có thể cảm nhận hoặc thấy được những mẩu xương nhỏ li ti. Đừng nhai dối và nuốt vội mỗi khi ăn cá. Nên ăn cá riêng, tránh trộn lẫn với cơm rồi mới nhai…