Tổ chức Y tế Thế giới WHO từ lâu đã cảnh báo 3 loại thực phẩm có chứa độc tố gây bệnh ung thư gan, đáng tiếc là nhiều người Việt vẫn chưa chịu từ bỏ.
- Đừng bao giờ dùng 2 loại dầu ăn này để nấu nướng cho gia đình vì chúng nguy hiểm ngang 'thuốc độc', tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật và ung thư
- 5 thực phẩm khiến bệnh ung thư ruột 'sợ hãi', cứ ra chợ mua là có chứ không hề khó tìm
Vào năm 2018, báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế GLOBOCAN cho thấy ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới. Mỗi năm toàn cầu có thêm khoảng 841.000 ca mắc mới ung thư gan và 781.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Sở dĩ ung thư gan ngày càng phổ biến và trẻ hóa là bởi con người trong xã hội hiện đại không thường quan tâm chăm sóc cơ thể mà tập trung quá nhiều cho công việc. Vì bận rộn, chúng ta vô tình thực hiện nhiều lối sống nguy hiểm, bao gồm thực hiện chế độ ăn kém khoa học. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO từ lâu đã cảnh báo 3 loại thực phẩm có chứa độc tố gây bệnh ung thư gan, đáng tiếc là nhiều người Việt vẫn chưa chịu từ bỏ.
1. Thực phẩm bị mốc: Chứa độc tố Aflatoxin
Tất cả các loại thực phẩm đều có hạn sử dụng nhất định. Sau khi hết hạn, chúng dễ sản sinh nấm mốc và biến chất. Lấy bánh mì làm ví dụ, hạn sử dụng của bánh mì thông thường là khoảng 1 tuần, nếu bạn để quá hạn sử dụng sẽ dễ bị nấm mốc do bị nhiễm vi khuẩn trong không khí.
Nấm mốc có thể khiến người ăn mắc bệnh về đường tiêu hóa, bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt có thể gây ung thư gan nếu loại nấm mốc bạn ăn là Aspergillus flavus và A. parasiticus.
Khi thực phẩm nhiễm nấm Aspergillus flavus và A. parasiticus sẽ sản sinh ra độc tố aflatoxin. Lúc này, đồ ăn không chỉ bị biến đổi về hương vị, trạng thái, bề ngoài mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm.
Aflatoxin là loại chất độc đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO, tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao của aflatoxin có thể gây ung thư gan. Chỉ cần tiêu thụ vào cơ thể 1mg qua đường ăn uống cũng đủ để gây ung thư. Một người có cân nặng 70kg sẽ chết nếu tiêu thụ 20 miligam aflatoxin. Đáng nói, phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.
Theo WHO, hầu hết con người tiếp xúc với aflatoxin qua các loại hạt, ngũ cốc... bị mốc. Vì thế, việc vứt bỏ các loại thực phẩm mốc để phòng ngừa ung thư là điều nên làm.
2. Đồ nướng bị cháy: Chứa độc tố Benzopyrene
Từ lâu, IARC đã xếp Benzopyrene vào nhóm gây ung thư số 1 với những bằng chứng rõ ràng về tác hại đối với cơ thể.
Benzopyrene có thể gọi tắt là BaP, nó là một hydrocarbon thơm đa vòng. Benzopyrene có mặt rất nhiều trong cuộc sống, chất này có thể được tìm thấy trong than đá, khói thuốc lá và đặc biệt là trong các loại thịt nướng như gà nướng, cá nướng, sườn nướng, bò nướng... bị cháy.
Phần cháy khét của thịt nướng có chứa các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng - đây là những loại chất có khả năng gây ung thư cao. Sau khi vào cơ thể, chất này sẽ tạo ra một số lượng lớn các phân tử trung gian, làm thay đổi cấu trúc của tế bào đích và gây ung thư.
Các thực phẩm nướng có nguy cơ cao chứa benzopyrene, chính vì vậy cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng chính là thay đổi phương pháp nấu nướng. Hấp, luộc thực phẩm vẫn được giới chuyên gia đánh giá cao trong việc bảo vệ sức khỏe và chống ung thư.
3. Rượu: Chất gây ung thư ethanol (cồn)
WHO cho biết: Các loại đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, và ung thư gan.
Tờ QQ (Trung Quốc) đánh giá trong các loại rượu thì rượu trắng có hàm lượng ethanol (cồn) cao nhất. Khi uống rượu, cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Khi gan thường xuyên phải tiếp xúc với cồn, phản ứng hóa học của cồn có thể làm hỏng các tế bào gan, dẫn đến các bệnh viêm gan B, C và cuối cùng hình thành bệnh ung thư gan.
Gan hoạt động như một "nhà máy lọc máu". Có một lá gan khỏe mạnh là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể của chúng ta. Các chuyên gia khuyên rằng: Chỉ bằng cách thay đổi lối sống, bảo đảm một chế độ ăn uống khoa học thì bạn mới có thể sở hữu một lá gan khỏe mạnh, hoạt động tốt hơn.