Móng rô có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trên tay. Dù chỉ với kích thước nhỏ, chúng sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và gây nên những cơn đau khó nói thành lời.
- Hoàn toàn có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung nếu biết làm những điều này
- Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon
Benjamin J. Jacobs, bác sĩ phẫu thuật tay tại Viện y tế Rebound Orthopedics and Neurosurgery ở Portland, Oregon cho biết, hầu hết mọi người không quan tâm tới móng rô cho đến khi chúng mọc dài và tạo ra những cơn đau khi bị viêm nhiễm.
Hiện tượng này có thể xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt vào những tháng trời lạnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh và loại bỏ móng rô hiệu quả và an toàn nhất.
Móng rô là gì?
Móng rô không phải là một phần của móng. Theo Dawn Davis, bác sĩ da liễu tại Viện y tế Mayo, chúng được hình thành từ những tế bào da nhỏ xung quanh móng tay. Móng rô xuất hiện khi phần da này bong ra khỏi móng nhưng vẫn còn giữ lại một phần ở gốc.
Những người da khô thường thường xuyên phải đối mặt với hiện tượng xước măng rô. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc da khô sẽ làm da dễ dàng bị tổn thương do các tác động bên ngoài như thời tiết. Chịu ảnh hưởng từ những tác nhân này, phần da xung quanh móng tay sẽ bị tách rời ra nhanh chóng.
Móng rô có thể gây đau hay không phụ thuộc vào vị trí của chúng.
Theo Alisha Plotner, bác sĩ da liễu tại Trung tâm Y tế Wexner trực thuộc Đại học bang Ohio, móng rô thường xuất hiện ở gần cuối ngón tay, cạnh móng tay. Đây là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh và thành mạnh máu trên cơ thể.
Móng rô bị viêm nhiễm không chỉ gây đau mà còn tạo nên những vết sưng đỏ xung quanh móng. Nơi bị sưng do xước rô măng có thể gây chèn ép, làm kích thích các dây thần kinh và dẫn tới nhiều cơn đau nhói.
Làm cách nào để loại bỏ móng rô?
Bạn cần tránh cắt hoặc dứt móng rô mỗi khi cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn. Hành động này không chỉ gây đau mà còn gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Khi dứt móng rô, bạn sẽ làm xé rách bề mặt da xung quanh móng và khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Sử dụng miệng cắn móng rô cũng là sai lầm mà nhiều người mắc phải. Hành động này không chỉ làm miệng tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn mà còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
Thay vào đó, bạn nên làm theo cách này để loại bỏ móng rô. Đầu tiên, hãy làm dịu làn da nhạy cảm này bằng nước ấm. Bạn nên làm vệ sinh kéo cắt móng tay hoặc bấm móng tay bằng rượu trước khi cắt.
Bạn cũng có thể thoa kem dưỡng da chứa ít cồn và nước trong quá trình cắt móng rô. Jessie Cheung, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Trung tâm Da liễu và laser ở Willowbrook, IL cho biết, độ ẩm của da rất quan trọng vì chúng giúp hạn chế da khô, ngăn ngừa những cơn đau do móng rô mang đến.
Bạn cần để ý hơn khi móng rô bị nhiễm trùng, làm da sưng tấy và đau đớn. Khi gặp phải tình trạng này, hãy chườm đá lên khu vực bị viêm nhiễm và sử dụng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng. Các loại thuốc thông thường được sử dụng trong trường hợp này là thuốc mỡ, thuốc kháng sinh.
Nếu không điều trị sớm, viêm nhiễm có thể lan rộng ra các khu vực khác. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy vùng da sưng đỏ, chảy mủ xung quanh móng tay và cảm nhận được những cơn đau do viêm nhiễm mang lại. Nếu không thể tự điều trị, bạn nên đến nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia da liễu.
Cách ngăn ngừa móng rô mọc
Bạn có thể bảo vệ tay khỏi sự tấn công của móng rô nhờ những biện pháp rất đơn giản. Đầu tiên, hãy giữ cho làn da có độ ẩm vừa phải để ngăn ngừa da không bị tách, tạo nên móng rô.
Sử dụng kem dưỡng da thường xuyên sẽ giúp làn da mềm mại và tránh khô da, đặc biệt vào những ngày lạnh. Bạn nên thoa loại kem này sau khi tắm rửa và rửa tay.
Joel Schlessinger, bác sĩ da liễu kiêm cố vấn y khoa tại trung tâm RealSelf khuyến cáo, bạn cũng nên đeo găng tay khi rửa bát đĩa và giặt quần áo do xà phòng có thể làm khô da.