Đau bụng kinh là cơn ác mộng đối với nhiều chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, nhẹ thì đau bụng âm ỉ, nặng thì đau quặn thắt, thậm chí còn ngất xỉu. Vậy khi đau bụng kinh phải làm sao để có thể mau chóng chấm dứt?
- Không có bệnh, chu kỳ kinh nguyệt cũng bình thường nhưng “thả” mãi không có con: Sự thật khiến bạn ngã ngửa!
- Những nguyên nhân không ngờ khiến con gái đột ngột mất kinh nguyệt
Theo cuộc khảo sát của vương quốc Anh, có 80% phụ nữ bị đau bụng kinh tồn tại ở mức độ khác nhau, có 14% vì đau bụng kinh nghiêm trọng ảnh hường đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
ĐAU BỤNG KINH LÀ GÌ?
Đau bụng kinh nguyệt là một triệu chứng thường gặp ở chị em phụ nữ mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt. Nó gây ra những cơn đau lưng và đau bụng dưới nhẹ, đôi khi còn kèm theo hạ huyết áp, chân tay bủn rủn, lạnh, toát mồ hôi,… và nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê vô cùng nguy hiểm. Những cơn đau này có thể lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người phụ nữ theo từng tháng và gây không ít phiền toái. Vậy khi đau bụng kinh phải làm sao để nó chấm dứt chính là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.
ĐAU BỤNG KINH PHẢI LÀM SAO?
Khi đau bụng kinh, nhiều người muốn bản thân dễ chịu hơn một chút, thì uống nước nóng, uống đường nâu hoặc uống thuốc giảm đam, tuy nhiên hiệu quả cũng không cao. Thực tế trong Đông y, cơ chế đau bụng kinh ở các thời kì khác nhau là không giống nhau.
Phó Giáo sư Triệu Diễm, của Học viện Y học cổ truyền, Đại học Bắc Kinh Trung Quốc sẽ dạy bạn làm thế nào để chăm sóc từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt và thoát khỏi tình trạng đau bụng kinh.
Giai đoạn trước kì kinh nguyệt: Dưỡng can thông khí
"Bệnh can kinh, do kinh nguyệt bất thường", trung y nổi tiếng Hiệp Thiên Sĩ trong triều đại nhà Thanh cho rằng, chu kỳ kinh nguyệt không đều liên quan chặt chẽ với trạng thái kinh can, can khí thoải mái, thì thông khí và kinh nguyệt bình thường.
Ngược lại, can khí ứ đọng có thể dẫn đến tuần hoàn máu kém và hiện tượng kinh nguyệt bất thường. Nếu có bất kỳ sự khó chịu nào trước khi hành kinh, chẳng hạn như đau sưng ngực, núm vú ngứa ran, đau lưng,… có thể quy về can khí không tốt.
Vì vậy, dưỡng can thông khí là nguyên tắc điều trị hàng đầu cho sự khó chịu trước kì kinh nguyệt, có thể bắt đầu từ bốn điểm sau đây.
Ăn nhiều thực phẩm bổ gan
Ăn ít nhức thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều dầu, ăn nhiều rau cần tây, cải cúc, cà chua, củ cải, cam bưởi và các thực phẩm bổ gan, hoặc có thể ăn cháo bách hợp.
Nếu bạn cảm thấy hiệu quả không tốt, có thể đến trung tâm cơ sở y tế để chẩn đoán và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trà ướp hoa hồng
Trà hoa hồng có tác dụng lớn trong việc điều trị đau bụng kinh nguyệt
Theo Đông y, pha trà hoa hồng để uống có tác dụng dưỡng can thông khí, chữa đau bụng khi có kinh nguyệt, đồng thời giúp da hồng hào tươi trẻ.
Nhấn huyệt thiện trung và huyệt thái xung
Thường xuyên nhấn huyệt thiện trung và huyệt thái xung, bằng cách dùng ngón tay cái bấm vào các huyệt này, chỉ cần bấm 5 giây, thấy tê tê thì thả lỏng nghỉ khoảng 5 giây, sau đó lại tiếp tục massage như vậy khoảng 20 phút, có tác dụng lưu thông khí huyết, giúp gan hoạt động tốt và hiệu quả.
Điều chỉnh tâm trạng
Duy trì một tâm trạng thoải mái vui vẻ, tâm thái ôn hòa là một việc làm quan trọng giúp làm dịu gan. Trong thời kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ nên duy trì sự ổn định về cảm xúc tránh sự tức giận đột ngột.
Giai đoạn trong kì kinh nguyệt: Lưu thông máu
"Khí thông thì máu thông, khí hư thì huyết hư". Theo y học Trung Quốc, đau bụng kinh xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt là do tuần hoàn máu kém.
Hiệu suất máu kém chủ yếu biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt, đau bụng dưới, đau núm vú, tâm trạng không thoải mái,… Do đó, để giảm đau bụng kinh trong kinh mạch dựa trên lưu thông máu, bạn có thể thử 3 phương pháp.
Uống nước sắc cây ích mẫu
Lấy cây ích mẫu, lượng đường nâu thích hợp, nước ấm, có thể sắc lên uống thay trà. Nếu bạn không thích hương vị của ích mẫu thì có thể sử dụng hoa hồng để thay thế.
Dùng ngải cứu
Lá ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết và lưu thông máu, có công hiệu loại trừ cảm lạnh. Khi sử dụng châm cứu bằng lá ngải, có thể sử dụng hộp đựng điếu ngải châm cứu vừa thuận tiện vừa an toàn, phương thức như sau:
Đặt điếu ngải vào lòng cái lỗ ở trên mặt hộp và đốt cháy, sau đó đặt hộp ngải vào vị trí dưới rốn, điếu ngải cách da khoảng 2-3cm để tránh bỏng da, mỗi lần khoảng 20 phút.
Giai đoạn sau kì kinh nguyệt: Bổ khí dưỡng huyết
Trải qua mỗi kì kinh nguyệt, cơ thể con người đang ở trạng thái huyết hư. Trên lâm sàng, không ít phụ nữ sau kỳ kinh nguyệt đa phần khí huyết yếu. Triệu Diễm cho rằng đây không phải là biểu hiện của bệnh, chỉ là một loại trạng thái sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn không chú ý, về lâu dài, bạn sẽ hình thành khí huyết hư, thể chất suy nhược. Chủ yếu biểu hiện bằng đau bụng kinh ở vùng bụng dưới, lượng kinh nguyệt ít, trong thời gian ngắn và màu sắc nhạt. Đồng thời sắc mặt vàng, tinh thần mệt mỏi, chán ăn…
Vì vậy, sau thời kỳ kinh nguyệt, phải bổ khí dưỡng huyết, ăn những thực phẩm bổ dưỡng, thường xuyên massage và ngâm chân cũng có tác dụng.
Ăn nhiều thực phẩm “ngọt”
Nhiều chị em mỗi khi được hỏi khi đau bụng kinh phải làm sao để bớt đâu thì đều cho biết họ sẽ ăn đồ ngọt. Những thực phẩm như táo đỏ, đương quy, đậu đỏ,… không những cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mà còn là thực phẩm tốt giúp bổ máu dưỡng huyết.
Thường massage ba điểm sau
Huyệt quan nguyên (huyệt nằm trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 3 thốn), huyệt huyết hải (mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 thốn, huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong) và huyệt tam âm giao (ở sát bờ sau - trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn), giúp điều chỉnh khí huyết, trị liệu kinh nguyệt không đều. Khi đau bụng kinh có thể massage nhiều hơn ba điểm này, khoảng 3 phút mỗi lần.
Ngâm chân trước khi đi ngủ
Y học Trung Quốc nhấn mạnh, "lạnh bắt đầu từ bàn chân", gợi ý rằng mỗi đêm trước khi đi ngủ ngâm chân với nước ấm khoảng 40 ° C, thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể cho vào trong chậu nước ngâm chân vài hòn đá cuội, vừa ngâm chân vừa dùng đá cuội để chà chân.
Hai món ăn giúp bổ khí dưỡng huyết
Cháo giúp dưỡng huyết giảm đau: Hoàng kỳ 20g, đương quy 10g, gạo 100g, 1 ít đường nâu. Hoàng kỳ, đương quy cho vào nước nấu 15 phút, bỏ bã lấy nước, sau đó cho gạo đã vo sạch vào nấu chín thành cháo, tiếp theo cho đường nâu là có thể sử dụng được.
Cháo hoàng kỳ đương quy có tác dụng bổ khí dưỡng huyết rất tốt
Canh A giao và gà đen: Lấy lượng A giao vừa đủ, gà đen một con. Trước tiên đặt a giao trong nồi hầm, đun sôi nửa giờ, sau đó cho gà đen vào hầm trong 2 giờ, có thể cho thêm gạo vào ninh cùng gà với a giao.
ĐAU BỤNG KINH CẤM KỊ ĐIỀU GÌ?
Sau khi hiểu rõ được đau bụng kinh phải làm sao để có thể chấm dứt cơn đau cũng như không bị lặp lại thì chị em cũng cần phải ghi nhớ những điều dưới đây để tránh bị cơn đau hành hạ thêm.
Nên nhớ rằng y học cổ truyền Trung Quốc, điều trị đau bụng kinh cần phải biết phân biệt rõ nguyên nhân, và uống thuốc theo hưỡng dẫn của bác sĩ.
Phụ nữ có chức năng tiêu hóa kém hoặc cơ thể lạnh. Trước kỳ kinh và trong kỳ kinh nguyệt nên tránh các thực phẩm lạnh, ví dụ như thức ăn nguội, rau sống, cua, lê, hồng, dưa hấu… để tránh tăng đau bụng kinh. Uống ít cà phê, sô cô la, caffeine, và tránh uống rượu.
Chú ý đến vệ sinh kinh nguyệt và giữ sạch âm hộ.
Một số bài tập thư giãn như yoga để ngăn ngừa tình trạng ít vận động dẫn đến giảm khả năng lưu thông máu, lưu lượng máu kinh nguyệt kém.