Vì thấy da mặt đột nhiên nổi mẩn đỏ rất nhiều nên cô Liu Hui đã tới bệnh viện kiểm tra. Kết quả khiến cô rất sốc vì không ngờ thói quen dưỡng ẩm của mình lại là nguyên nhân.
- Muốn ăn vải đúng cách, không sợ nóng lại có làn da đẹp như Dương Quý Phi - Đây chính là giải pháp
- 5 loại mụn trên da dù có ngứa thế nào cũng tuyệt đối không được nặn
Nhiều chị em có sở thích đắp mặt nạ dưỡng da để có làn da mịn màng, bóng mượt như các diễn viên, ngôi sao. Có những người vì cảm thấy da sau khi đắp mặt nạ có độ ẩm cao nên rất thích và ngày nào cũng đắp.
Tuy nhiên thói quen ấy liệu có thật sự tốt cho da như bạn vẫn tưởng?
Cô Liu Hui, 37 tuổi đến từ Thâm Quyến đã bắt đầu chăm sóc da kể từ năm 20 tuổi và sử dụng rất nhiều sản phẩm chăm sóc và đồ trang điểm khác nhau.
Đặc biệt cô là một người rất thích đắp mặt nạ để cấp ẩm và mong muốn giữ da tươi trẻ. Một ngày cô đều đắp mặt nạ 2 lần và ngày nào cũng thực hiện. Thế nhưng thay vì có làn da ẩm ướt và mềm mịn như mong đợi, gần đây cô lại thấy da mặt bị khô, mẩn đỏ và ngứa dù đã chăm sóc da cẩn thận và không hề đổi các loại mỹ phẩm.
Chính vì vậy, cô Liu Hui đã đến bệnh viện da liễu Thâm Quyến để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ Li nhận thấy da mặt của cô Liu Hui khá mỏng, khô và nổi mẩn đỏ khá nhiều.
Sau khi hỏi về thói quen chăm sóc da của cô Liu được biết cô đang tập trung chú trọng vào việc cấp ẩm cho da bằng cách đắp mặt nạ và dùng xịt khoáng thường xuyên. Cô cho hay mỗi ngày cô đều dùng 2 mặt nạ dưỡng ẩm, mỗi lần dùng khoảng 30 phút với hy vọng da có thể hấp thụ càng nhiều càng tốt.
Chính điều này đã khiến cho da của cô Liu bị tổn thương. Bác sĩ Li giải thích cô Liu đã rơi vào tình trạng bị hydrat hóa quá mức khiến da mặt trở nên nhạy cảm hơn do thói quen dùng mặt nạ dưỡng ẩm và xịt khoáng quá nhiều.
Bác sĩ Li cho biết nhiều chị em phụ nữ cho rằng việc sử dùng xịt khoáng hay mặt nạ dưỡng da mỗi ngày là cách tốt để giữ da. Thực tế điều này hoàn toàn sai. “Quá nhiều hydrat hóa sẽ làm suy yếu “hàng rào” bảo vệ da và khiến da nhạy cảm hơn.” Bác sĩ Li giải thích.
Kết quả là khiến da bốc hơi nước nhiều hơn và thậm chí còn tạo điều kiện cho vi khuẩn và hóa chất dễ xâm nhập, làm cho da bị xỉn màu và mất khả năng tự bảo vệ.
Da bị hydrat quá mức là gì?
Ban đầu tình trạng da bị hydrat hóa quá mức sẽ xảy ra trên các tế bào sừng - hoạt động như một “hàng rào” bảo vệ. Những tế bào sừng này khi bị tiếp xúc với nước quá nhiều sẽ dần sưng lên, cấu trúc da bắt đầu thay đổi và làm gia tăng sự mất nước trên da. Từ đó lớp bảo vệ sẽ bị tổn hại và nguy cơ các chất hóa học, vi khuẩn xâm nhập rất cao.
Hơn nữa, độ pH bình thường của da rơi vào khoảng 5.5 nhưng khi bị hấp thu quá nhiều nước sẽ làm thay đổi độ pH. Do đó, sẽ gây ảnh hưởng tới các enzyme cần thiết để giúp cho “lớp bảo vệ” khỏe mạnh, gây suy giảm hệ miễn dịch của da.
Da nhạy cảm quá là gì?
Dùng để chỉ một trạng thái cao của phản ứng da với các điều kiện sinh lý hoặc bệnh lý. Da dễ bị cháy, châm chích, ngứa, nổi ban đỏ và dễ dàng để các vi khuẩn và chất hóa học xâm nhập.
Sự hình thành các cơ nhạy cảm trên da là do sự tổn thương của các tế bào da và sự suy yếu của hệ thống miễn dịch của da.
Yếu tố nào có thể gây ra làn da nhạy cảm?
1. Yếu tố cá nhân
Các yếu tố cá nhân bao gồm di truyền, tuổi tác, giới tính, mức độ hormone và các yếu tố tâm thần.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự nhạy cảm của da liên quan đến di truyền, tỷ lệ phụ nữ có da bị nhạy cảm quá mức ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Căng thẳng kéo dàu cũng có thể khiến da trở nên nhạy cảm.
2. Các yếu tố bên ngoài
- Các yếu tố vật lý: chẳng hạn như thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ và phơi nắng.
- Các yếu tố hóa học: chẳng hạn như mỹ phẩm, sản phẩm làm sạch, các sản phẩm khử trùng, các chất gây ô nhiễm không khí, v.v.
- Sử dụng thuốc, điều trị bệnh: chẳng hạn như thuốc kích thích tại chỗ, sử dụng thuốc glucocorticoids trong thời gian dài hoặc đang thực hiện một số phương pháp điều trị bằng laser,...
3. Một số bệnh ngoài da
Da nhạy cảm cũng có thể là thứ phát đối với một số bệnh về da nhất định, khoảng 66% phụ nữ bị viêm da dị ứng và 57% bệnh nhân bị mụn sẽ dễ khiến cho da bị nhạy cảm, các bệnh khác như mụn trứng cá, eczema và viêm da tiếp xúc cũng có thể là nguyên nhân.
Dưỡng ẩm và bù nước hoàn toàn khác nhau
Tại các phòng khám, bác sĩ da liễu thường gặp rất nhiều chị em mang theo một bình xịt khoáng lớn và cứ vài phút lại xịt lên mặt một lần để da ẩm ướt, mịn màng. Nhưng chỉ vài phút sau, da sẽ lại quay trở về trạng thái ban đầu.
Rõ ràng, việc xịt khoang liên tục không hề dưỡng ẩm. Bác sĩ Li cho biết dưỡng ẩm và bù nước cho da là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Việc bổ sung nước cho da chỉ có thể giảm bớt khô da nhưng không ngăn được sự mất độ ẩm.
Lớp sừng bình thường có chứa 10-20% lượng nước để da có sự mềm mại, mịn màng, sáng bóng và đàn hồi. Khi da không có đủ độ ẩm, sẽ bắt đầu ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và xuất hiện nếp nhăn, da bị xỉn, nhạy cảm và dễ bị kích ứng đặc biệt là khi dùng mỹ phẩm.