"Nhiều người phải chịu đựng những cơn ho, sổ mũi mà không hề biết rằng nguyên nhân gây bệnh là do ve bụi ở lẫn trong chăn, gối, nệm hay khăn gây ra", chuyên gia cho biết.
- Món cá gây ung thư cao số 1 mà WHO cảnh báo hóa ra lại chính là "món ngon" hàng ngàn gia đình yêu thích
- 3 người dù thèm đến mấy cũng tuyệt đối không được ăn cháo lòng
Thông thường, mọi người đều nghĩ rằng gối, chăn, drap, nệm hay khăn tắm... là những vật dụng ít bị bẩn. Do đó, khi dọn dẹp nhà và giặt giũ chúng ta thường bỏ qua những món đồ này hoặc là không giặt giũ chúng thường xuyên.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lisa Ackerley, một chuyên gia về Sức khỏe môi trường của Hiệp hội Sức khỏe Cộng đồng Hoàng Gia Anh, đồng thời là Giáo sư thỉnh giảng về Sức khỏe Môi trường của trường Đại học Salford (Anh) cho biết: "Nhiều người phải chịu đựng những cơn ho, sổ mũi mà không hề biết rằng nguyên nhân gây bệnh là do ve bụi ở lẫn trong chăn, gối, nệm hay khăn gây ra". Vì vậy, Tiến sĩ Lisa đã đưa ra tần suất nên giặt những vật dụng "siêu bẩn" này cho mọi người biết, nhằm bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
1. Ruột gối: giặt 1 – 2 lần/năm
Tiến sĩ Lisa chia sẻ cứ khoảng 6 tháng đến 1 năm, bạn nên giặt ruột gối 1 lần. Vì nằm ngủ trên một chiếc ruột gối bám đầy bụi và tế bào da chết không hề tốt cho sức khỏe của bạn một chút nào. Cách đơn giản nhất để giặt ruột gối là bạn cứ "ném" chúng vào máy giặt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giặt vỏ gối thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần.
2. Chăn bông: giặt 2 lần/năm
Mỗi người nên có ít nhất 2 chiếc chăn khác nhau dành cho mùa hè và mùa đông. Và cứ mùa nào thì bạn sẽ dùng chăn của mùa đấy, nhưng lưu ý là nên giặt chúng tối thiểu 2 lần trong 1 năm. Vì nếu chăn bẩn rất dễ gây dị ứng. Giặt chăn, nhất là chăn bông thì sẽ rất khó khăn, nên Tiến sĩ Lisa khuyên bạn nên mang chăn ra tiệm giặt ủi để được làm sạch một cách chuyên nghiệp.
3. Nệm: Hút bụi hàng tháng
Vì không thể giặt nệm thường xuyên được nên chúng ta cần phải hút bụi nệm. Do đó, bạn nên trang bị cho gia đình một máy hút bụi loại tốt và hãy hút bụi nệm hàng tháng. Lưu ý, bạn cần làm sạch cả mặt dưới và xung quanh mép nệm để đảm bảo sạch hết mạt bụi.
Ngoài ra, bạn hãy sử dụng drap trải lên để bảo vệ nệm, đồng thời nhớ thay và giặt drap thường xuyên.
4. Dép đi trong nhà: Giặt hàng tuần
Dép đi trong nhà được xem là vật dễ làm lây lan virus. Do đó, bạn nên giặt hoặc chà rửa nó thường xuyên hàng tuần. Trong trường hợp bạn đang dùng loại dép không thể giặt được thì hãy xịt nước khử trùng lên dép. Điều này rất tốt cho việc loại bỏ mùi hôi chân cũng như vi khuẩn, virus.
5. Khăn tắm: 2 – 3 ngày giặt/lần
Tiến sĩ Lisa tiết lộ khăn tắm được xem là nơi chứa tất cả các loại vi khuẩn như E.coli và Coliforms. Vì khăn tắm thường xuyên bị ẩm ướt nên đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus sinh sôi nảy nở. Do đó, cứ khoảng 2 – 3 ngày, bạn lại giặt khăn tắm 1 lần bằng nước ấm từ 60 độ C trở lên.
6. Khăn lau vật dụng: Giặt hàng ngày
Khăn lau vật dụng cũng giống như khăn tắm, đều là nơi ẩn nấp lý tưởng của vi khuẩn và vi trùng. Không những thế, khăn lau vật dụng còn có thể được bạn sử dụng để lau bát đĩa, bàn ghế… nên khả năng lây nhiễm các loại bệnh là rất lớn. Chính vì thế, Tiến sĩ Lisa khuyên chúng ta nên giặt khăn lau hàng ngày bằng nước nóng tối thiểu 60 độ C.
Nếu lười hoặc không có thời gian giặt hàng ngày, bạn nên có 7 chiếc khăn và bạn sẽ dành thời gian giặt khăn vào mỗi cuối tuần.