Giới chuyên gia đầu ngành đưa ra các tiêu chí nhận biết cho bà nội trợ làm được canh bóng bì ngon chuẩn đón chào năm mới.
- Người phụ nữ 30 tuổi bị ung thư cổ tử cung, bác sĩ cảnh báo những "thói quen nguy hiểm" nhiều chị em vẫn làm trong kỳ kinh nguyệt
- Mua hàng online trong mùa dịch Covid-19: Giới chuyên gia khuyến cáo 2 điều quan trọng
Bóng bì lợn sạch hay bẩn - Chuyên gia đưa ra 3 tiêu chí vàng nhận biết
Canh bóng là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cơm Tết cổ truyền. Trong tất cả những món canh ăn vào dịp Tết, đây có lẽ là món canh khiến người ta nhớ thương nhiều nhất hương vị Tết truyền thống. Vị ngọt thanh, đậm đà cứ để lại dư vị mãi nơi đầu lưỡi làm người ăn khó có thể quên. Mặc dù vậy, nhiều người e ngại mua bóng bì lợn về làm canh bóng bởi thị trường hỗn độn không dám chắc có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Trước vấn nạn này, giới chuyên gia đầu ngành đưa ra các tiêu chí nhận biết cho bà nội trợ làm được canh bóng bì ngon chuẩn đón chào năm mới. 3 tiêu chí nhận biết bì lợn sạch để có món canh bóng bì ngon là:
Màu sắc của bóng bì
Bì lợn sạch, được lấy từ lợn khỏe mạnh sẽ có màu trắng hồng, thường có thêm lớp mỡ trong bì màu trắng phau đẹp mắt. Trong khi bì lợn tẩy hóa chất sẽ có màu trắng bất thường, trắng quá mức, không có lớp mỡ bên trong bì.
Độ giòn
Bì lợn sạch có độ giòn và dai, trong khi bì lợn bẩn có thể rất dai nhưng không đảm bảo độ giòn dài lâu.
Hương vị
Bì lợn sạch sẽ có mùi thơm đặc trưng của bì lợn, trong khi bì lợn ngâm hóa chất thường không có mùi vị gì của thịt lợn, thậm chí là mùi hôi hoặc mùi bất thường của hóa chất.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia cho rằng, việc nhận biết bằng mắt chỉ là một phần. Điều quan trọng nhất là bạn cần mua hàng tại những cơ sở có uy tín, đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ăn canh bóng bì lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáng sợ thế nào?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), rất nhiều cơ sở sản xuất bóng bì có nguồn nhập hàng không đảm bảo, không được kiểm tra kỹ lưỡng khiến bóng bì có nguy cơ bị bẩn và nhiễm độc tố ngay khi được nhập về.
"Bì lợn khi để ôi thiu lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn phát triển, sinh ra nhiều độc tố. Thêm nữa là khâu chế biến bóng bì không đảm bảo vệ sinh khiến tình trạng mất vệ sinh thực phẩm càng trầm trọng hơn. Hậu quả là bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, lâu dần chất bẩn, hóa chất tái chế bóng bì có khả năng tích tụ trong cơ thể sẽ gây nên nhiều bệnh mãn tính, trong đó phải nói đến nguy cơ ung thư", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Chưa hết, để loại bỏ mùi hôi thối của bóng bì, người tiêu dùng có thể sử dụng một lượng lớn chất tẩy rửa. Chất tẩy trong quá trình chế biến không chỉ dừng ở mức gây ngộ độc mà có thể gây tử vong lập tức. Trước khi gây nên các bệnh mãn tính, lá gan của bạn sẽ ốm yếu dần vì phải tiếp nhận quá nhiều chất độc.
PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm) cho biết thêm, để sản xuất bóng bì, rất nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng nước javen, oxy già và chất phụ gia công nghiệp như kalisunfit, hydrosunfit. Đây đều là những hóa chất có tính tẩy mạnh. Nếu ăn thường xuyên sẽ bị ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và tăng nguy cơ ung thư.
Nhiều người cho rằng sử dụng nước oxy già sẽ giúp tẩy trắng, sát khuẩn bì lợn. Thực tế, đây lại là chất xúc tác khiến bóng bì đã bẩn nay còn nguy hại hơn. Sử dụng oxy già để tẩy trắng chỉ có tác dụng làm trắng bì lợn chứ không thể diệt bỏ vi khuẩn, mầm gây bệnh từ lợn chủ. Nếu chẳng may sử dụng bì lợn từ những con lợn bệnh thì sẽ đẩy cao gấp đôi nguy cơ mắc bệnh.
Chưa kể, nếu ăn phải bì lợn cạo lông chưa kỹ sẽ gây hại trực tiếp cho dạ dày. Nếu nhai phải bì lợn vẫn còn lông, nhất là dạng lông cứng, sẽ khiến tổn thương dạ dày, ruột non nếu lông cứng cắm vào niêm mạc.
Do đó, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh mua hàng chất lượng kém cho gia đình ăn Tết, việc lựa chọn bóng bì lợn ngon sạch cần được chị em quan tâm hơn nữa nhé!