Chỉ vì sơ suất trong lúc rửa tôm, chàng trai bị viêm hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón tay

Sống khỏe 16/07/2020 08:00

Trong quá trình rửa tôm, ngón trỏ của anh Jason Lee không may bị vỏ tôm làm trầy xước.

Bác sĩ Lương Hạo Nam, khoa truyền nhiễm, bệnh viện Mount Elizabeth Novena Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Jason Lee sống tại Singapore. Trong quá trình rửa tôm, ngón trỏ của anh Jason Lee không may bị vỏ tôm làm trầy xước, cứ ngỡ chỉ là vết thương nhẹ, không ngờ đến ngày hôm sau, ngón trỏ của anh chuyển thành màu đen và anh bắt đầu có triệu chứng sốt nên lập tức đến bệnh viện khám.

Chỉ vì sơ suất trong lúc rửa tôm, chàng trai bị viêm hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón tay - Ảnh 1

Bác sĩ Lương Hạo Nam cho biết: "Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm hoại tử , vi khuẩn đã lan tới nách và các bộ phận khác, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón trỏ để bảo toàn tính mạng. Nếu bệnh nhân nhập viện muộn hơn thì trường hợp xấu nhất là phải cắt bỏ cánh tay, thậm chí đối mặt với nguy cơ tử vong. Sau 1 tuần nhập viện điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện về nhà".

Chỉ vì sơ suất trong lúc rửa tôm, chàng trai bị viêm hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón tay - Ảnh 2

Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón trỏ để bảo toàn tính mạng.

Bác sĩ Lương Hạo Nam cảnh báo, mọi người nên mang găng tay khi rửa tôm, các loại hải sản đều có vi khuẩn và nó sẽ xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết thương. Nhiễm trùng da sẽ gây tình trạng viêm và vi khuẩn sẽ gia tăng nhanh chóng sau mỗi giờ, sau vài tiếng, vết thương hoại tử sẽ chuyển thành màu đen, nhằm tránh tình trạng vi khuẩn lây lan, bạn phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ vết thương hoại tử để bảo toàn tính mạng.

Viêm hoại tử là gì?

Viêm hoại tử (necrotizing fasciitis) hay viêm cân mạc hoại tử thường được gọi là "bệnh vi khuẩn ăn thịt người ". Đây là bệnh nhiễm khuẩn rất nghiêm trọng ăn lan một cách nhanh chóng các mô tế bào (da thịt) chung quanh các cơ bắp. Trong một số trường hợp, tử vong có thể xảy ra trong vòng từ 12 đến 24 tiếng.

Bệnh viêm hoại tử gây tử vong cho khoảng 1 người trong số 4 người bị nhiễm bệnh. Bệnh viêm hoại tử có thể bắt đầu bằng một vết đứt hoặc vết bầm nhỏ bị nhiễm trùng. Bệnh có thể xảy ra sau khi bị nhiễm bệnh thủy đậu. Đôi khi không có vết thương hoặc thương tích rõ rệt ở da.

Các triệu chứng của bệnh là gì?

Hầu hết có triệu chứng đột ngột bị đau và bị sưng cùng với vết thương bị tấy đỏ. Sốt cũng có thể xảy ra. Việc bị đau thường dữ dội hơn mức bạn nghĩ là có cho vết thương hoặc thương tích như vậy. Việc bị đau có thể đôi khi xảy ra ở một chỗ xa với vết thương.

Bệnh có thể lây lan một cách nhanh chóng đến tay, chân, hoặc một phần khác của cơ thể nơi bị ảnh hưởng. Hình thức nhiễm trùng này có thể gây hoại thư – mô tế bào bị chết ở một phần của cơ thể.

Bệnh lây lan như thế nào?

Vi khuẩn streptococcus nhóm A lây lan qua sự tiếp xúc với nước miếng hoặc niêm mạc của miệng, mũi hoặc cuống họng của một người bị nhiễm bệnh. Người bị nhiễm bệnh có thể có hoặc có thể không có các triệu chứng. Khi một người bị bệnh ho hoặc nhảy mũi, vi khuẩn lây lan qua các giọt nước nhỏ trong không khí.

Bạn có thể bị nhiễm khi bạn hít vào những giọt nước nhỏ này, chạm tay vào những đồ vật bị nhiễm khuẩn, và sau đó chạm tay vào mắt hoặc màng nhầy niêm mạc của bạn hoặc cho tay vào miệng. Vi khuẩn cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc gần gũi của cá nhân. Ví dụ hôn hít, hoặc dùng chung ly tách, muỗng, nĩa hay hút thuốc lá chung.

Những người có nhiều rủi ro nhất dễ bị lây từ một người nhiễm bệnh là:

- Những người sống cùng một nhà với người bị nhiễm bệnh.

- Những người ngủ chung phòng với người bị nhiễm bệnh.

- Những người tiếp xúc trực tiếp với miệng hoặc các dịch tiết ra từ mũi của người bị nhiễm bệnh.

Ca mổ lịch sử tách cặp dính song sinh thành công tốt đẹp, Thủ tướng Chính phủ chúc mừng

19 giờ, bệnh viện Nhi đồng Thành phố chính thức thông tin, ca mổ tách dính cặp song sinh lịch sử 'song Nhi' đã thành công tốt đẹp.

TIN MỚI NHẤT