Đừng nghĩ rằng nếu chúng ta uống rượu ít sẽ bình an vô sự. Những hành vi sau đây cũng chiếm phần không nhỏ trong quá trình nuôi dưỡng tế bào ung thư gan phát triển nhanh chóng.
- Những sai lầm trong sinh hoạt hàng ngày khiến răng miệng ngày càng tổn thương nghiêm trọng
- Tập luyện chăm chỉ đến mấy mà mỡ bụng vẫn không biến mất thì bạn cần xem xét những lý do này
Trong bối cảnh bệnh ung thư gan đang có xu hướng gia tăng số người mắc mới nhanh chóng, nhiều người sẽ đặt câu hỏi, các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư gan là gì? Làm sao để phòng bệnh hiệu quả hơn?
Các nghiên cứu đã từng khẳng định, việc uống nhiều bia rượu hay đồ uống có cồn là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư gan.
Nhưng các nghiên cứu ngày càng mở rộng hơn, kết quả cho thấy người uống cùng lúc nhiều loại đồ uống, ví dụ như rượu pha trộn sẽ khiến cho tỉ lệ mắc ung thư gan cao gấp 5 lần so với người không uống hoặc uống từng loại riêng lẻ.
Trong thực tế, ngoài yếu tố bia rượu, một số hành vi khác mà chúng ta hay làm hàng ngày cũng là những yếu tố có khả năng gây ra ung thư gan. Sau đây là 8 hành vi nguy cơ cao nhất khiến tế bào ung thư gan phát triển.
1, Hút thuốc quá mức
Thuốc lá có chứa chất nicotine và chất chuyển hóa ethanol rất không có lợi đối với gan, dễ dàng dẫn đến sinh bệnh, đồng thời là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ung thư.
2, Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Những "thực phẩm" này thường chứa lương calo cao, thiếu chất dinh dưỡng, tinh bột cao và giàu chất béo, đồng thời chúng chứa rất nhiều hóa chất, chúng có thể gây ra hàng trăm tác hại trong khi lợi ích cho cơ thể và sức khỏe thì rất ít ỏi.
3, Thích ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ
Dầu ăn là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình, đồng thời chất béo cũng là loại dinh dưỡng không thể thiếu cho sức khỏe.
Ăn một lượng dầu mỡ thích hợp có thể cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng thiết yếu, duy trì các chứng năng bình thường của cơ thể. Nhưng nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng dầu mỡ cao lại là điều cấm kỵ, phải tuyệt đối tránh.
4, Uống thuốc tùy tiện, lạm dụng
Ngoài việc uống thuốc theo toa mà bác sĩ đã kê đơn cho tình trạng bệnh cụ thể của bạn ra, hãy tránh dùng các loại thuốc khác cùng thời điểm đó hoặc bạn tự tiện uống thuốc mà không có ý kiến của thầy thuốc.
Cùng lúc uống nhiều loại thuốc có thể khiến cho các thành phần trong thuốc tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của gan, khiến cho quá trình chuyển hóa thuốc trong gan gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Những người có bệnh gan khi đang uống thuốc, khi đến khám bác sĩ cần thông tin rõ cho bác sĩ từng loại thuốc mà họ đang uống để bác sĩ tiện hơn trong việc kê đơn chính xác, khoa học.
5, Tự nhiễm chất độc
Gan vốn là "nhà máy hóa chất" của cơ thể, thực hiện tất cả các công việc liên quan đến tổng hợp và chuyển hóa các chất khác nhau để cơ thể hấp thụ. Gan cũng là cơ quan thải độc lớn nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm phá vỡ các chất độc hại mà cơ thể đã hấp thụ.
Chúng ta vừa nhắc đến việc rượu hay thuốc có thể gây hại cho gan ở một mức độ nhất định, thì cũng cần nhấn mạnh đến yếu tố gan tự phơi nhiễm chất độc của chính mình trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa các độc tố.
6, Thiếu ngủ
Nếu bạn ngủ ít hơn nhu cầu thực tế của cơ thể, khi cần nghỉ thì không nghỉ ngơi, sẽ gây ra sự thiếu máu trong gan, ảnh hưởng đến sự cung cấp dinh dưỡng cho tế bào gan, dẫn đến giảm miễn dịch.
Đối với những người bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B, các tế bào gan đã bị tổn thương sẽ khó sửa chữa và có thể làm trầm trọng thêm khiến cho gan bị xuống cấp, dẫn đến sinh bệnh.
7, Ngồi nhiều ít vận động
Các khớp, cơ bắp, dây chằng đều thuộc hệ thống gan, là cơ sở cấu trúc của gan, cũng là một kênh quan trọng giúp cơ thể có thể co giãn và vận động. Người ngồi nhiều, ít vận động có thể khiến cho hầu hết các khớp và cơ bắp cũng như dây chằng bị cứng lại, mất đi sự linh hoạt, làm cho dây thần kinh điều khiển cơ bắp không hoạt động ổn định và trơn tru.
Vì thế, nhiều khi chúng ta sẽ bị rơi vào trường hợp, càng ngồi nhiều ít vận động bao nhiêu, cơ thể càng trì trệ, suy nhược, tâm trạng chán nản, mệt mỏi, thiếu sức sống.
8, Tâm trạng trì trệ, ủ rũ
Khi tâm trạng căng thẳng, trì trệ, ủ rũ, chán nản sẽ dẫn đến khí trong gan bị hoạt động quá nhanh hoặc quá chậm, từ đó tạo ra những phản ứng bất lợi về thể chất, ví dụ như đau dạ dày, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, đau đầu, tức ngực, kinh nguyệt không đều, tăng sản tuyến vú, u xơ tử cung, tàn nhang, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao và các bệnh khác.
Có rất nhiều người rất dễ nóng giận, mất bình tĩnh, rơi vào trạng thái tâm lý tình cảm phức tạp, kích thích, sẽ dẫn đến khí gan tăng vọt, làm tổn thương lớn đến gan, dễ dấn đến bệnh gan.
Duy trì tâm trạng vui vẻ, yên bình là một trong những yếu tố quan trọng phòng tránh tổn thương gan, những lý do dần dần dẫn đến bệnh gan nặng hơn.