Nấm móng, còn được gọi là nấm da là tình trạng nhiễm nấm phổ biến dẫn đến móng bị dày, giòn, dễ gãy, thường xảy ra ở những móng tay hoặc móng chân.
- Đã ngồi nhiều lại lười vận động, đây chính là chứng bệnh mà dân văn phòng nào cũng phải đối mặt
- Nổi mề đay, căn bệnh da liễu ai cũng có thể mắc nhưng hiếm khi hiểu rõ
Nhiễm nấm móng là một căn bệnh rất phổ biến ở tay, chân và khoảng 50% bất thường về móng do nấm gây ra. Nấm thường xuất hiện trong cơ thể nhưng khi phát triển quá mức, nó sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Trong bài này, chúng ta sẽ thảo luận về các triệu chứng, nguyên nhân và điều trị nhiễm nấm móng.
Nấm móng, còn được gọi là nấm da là tình trạng nhiễm nấm phổ biến dẫn đến móng bị dày, giòn, dễ gãy, thường xảy ra ở những móng tay hoặc móng chân.
Nhiễm nấm móng là một căn bệnh rất phổ biến ở tay, chân và khoảng 50% bất thường về móng do nấm gây ra.
Nguyên nhân gây nhiễm nấm móng là gì?
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, nhiễm nấm móng xảy ra khi ngón chân ngón tay của bạn bị hạn chế trong một môi trường ấm áp và ẩm ướt. Nó cũng có thể xảy ra nếu bạn giữ chúng ẩm ướt trong một thời gian dài.
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm nấm móng
Triệu chứng ban đầu là những đốm trắng hoặc vàng xuất hiện dưới các đầu móng. Sau đó, bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám và có hằn sọc dọc, ngang. Chỗ tổn thương có màu vàng, nâu hoặc đen. Móng dễ bị mủn, gãy. Phía dưới móng có thể bị tổn thương, móng tróc. Lúc đầu, người bệnh chỉ bị một hoặc hai móng nhưng không được điều trị sẽ dần lan ra nhiều ngón.
Triệu chứng ban đầu là những đốm trắng hoặc vàng xuất hiện dưới các đầu móng.
Làm thế nào để biết rằng bạn có bị nhiễm nấm móng hay không?
Nhiều bệnh nhiễm trùng móng có thể trông giống như nhiễm nấm móng. Để chắc chắn rằng nhiễm trùng của bạn là do một loại nấm, bạn cần phải đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra móng dưới kính hiển vi để biết bạn có bị nhiễm nấm móng hay không.
Điều trị nhiễm nấm móng thế nào?
Điều trị nhiễm nấm móng có thể là một quá trình lâu dài vì phải mất thời gian để chữa lành. Có thuốc mỡ bôi ngoài da như butenafine hydrochloride, ketoconazole, clotrimazol, nitrat miconazol và thuốc uống như terbinafine, itraconazole và fluconazol để chống nhiễm trùng. Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu của bạn trước khi sử dụng các loại thuốc này.
Điều trị nhiễm nấm móng có thể là một quá trình lâu dài vì phải mất thời gian để chữa lành.
Chữa nhiếm nấm móng ngay tại nhà
Theo kinh nghiệm của những người kinh doanh hoa, ngô có thể được sử dụng làm công cụ đánh bật những đốm mốc khỏi hoa hồng. Do vậy, chắc chắn chúng có tác dụng với những vết mốc dù cứng đầu thế nào. Bạn có thể hòa bột cùng nước nóng để tạo độ kết dính và nhúng phần bị nấm vào dung dịch vừa tạo ra trong khoảng 1 tiếng. Những dấu hiệu tích cực sẽ đến sau một vài ngày thực hiện liên tục.
Dầu oregano, dầu cây trà, chiết xuất hạt bưởi, dầu tỏi và dầu oải hương cũng giúp điều trị nhiễm nấm móng cực tốt. Bạn có thể sử dụng tăm bông để thoa dầu lên vùng bị nhiễm và để nó trong 1 giờ và rửa sạch.
Theo kinh nghiệm của những người kinh doanh hoa, ngô có thể được sử dụng làm công cụ đánh bật những đốm mốc khỏi hoa hồng.
Ai có nguy cơ nhiễm nấm móng?
Mặc dù nhiễm nấm móng không quá khó khăn để ngăn chặn nhưng có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sự phát triển của chúng. Bạn có nhiều khả năng bị nhiễm nấm nếu bạn bị tiểu đường, có bệnh gây ra tuần hoàn máu kém, bơi trong hồ bơi công cộng, bị thương móng tay hoặc tổn thương da, đeo móng tay giả, để ngón tay hoặc ngón chân ẩm trong một thời gian dài và có hệ miễn dịch yếu.
Lời khuyên để ngăn ngừa nhiễm nấm móng
Chăm sóc tốt cho móng của bạn là cách đúng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, những cách khác để ngăn ngừa nhiễm nấm móng là: Mang găng tay cao su trong khi rửa dụng cụ hoặc lau chùi. Sử dụng thuốc xịt chống nấm hàng ngày. Làm khô bàn chân của bạn ngay lập tức sau khi bạn đã bước ra khỏi nước. Cắt sửa móng tay từ những tiệm uy tín. Tránh chân trần và đeo tất để giảm thiểu độ ẩm. Tránh sử dụng móng tay nhân tạo.