Cảm lạnh mãi không khỏi, nguyên nhân do đâu?

Sống khỏe 21/04/2022 05:36

Các triệu chứng cảm lạnh thường bắt đầu với các triệu chứng đau họng, hắt hơi, sốt và mệt mỏi (khó chịu), sau đó là chảy nước mũi và nghẹt mũi, ngoài ra còn ho có đờm. Thời gian bệnh kéo dài là khác nhau tùy thuộc vào bạn mắc triệu chứng nào và các triệu chứng như đau họng và sốt sẽ được cải thiện sau khi đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 kể từ ngày khởi phát.

Mất bao lâu để bệnh cảm lạnh khỏi hẳn?

Trung bình khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

Các triệu chứng và thời gian kéo dài của bệnh cảm khác nhau tùy thuộc vào loại vi rút gây ra cảm lạnh, vì lí do đó thời gian để bệnh cảm lạnh khỏi hoàn toàn là không giống nhau ở mỗi người.

Cảm lạnh mãi không khỏi, nguyên nhân do đâu?  - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng cảm lạnh thường bắt đầu với các triệu chứng đau họng, hắt hơi, sốt và mệt mỏi (khó chịu), sau đó là chảy nước mũi và nghẹt mũi, ngoài ra còn ho có đờm. Thời gian bệnh kéo dài là khác nhau tùy thuộc vào bạn mắc triệu chứng nào và các triệu chứng như đau họng và sốt sẽ được cải thiện sau khi đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 kể từ ngày khởi phát. Mặt khác, ho xuất hiện tương đối muộn và có xu hướng kéo dài, triệu chứng này có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần.

Cảm lạnh hiếm khi được chữa khỏi trong một hoặc hai ngày và rất có thể các triệu chứng bị kéo dài trong thời gian dài nhưng trong báo cáo của một số nghiên cứu cho rằng cảm lạnh thông thường có thời gian xuất hiện các triệu chứng trung bình từ 7 đến 10 ngày.

Có thể mất một tuần đến 10 ngày để bệnh cảm của bạn khỏi hẳn và bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn vẫn tiếp tục kéo dài.

Nguyên nhân khiến bệnh cảm lạnh kéo dài

Thay đổi thời tiết

Cảm lạnh mãi không khỏi, nguyên nhân do đâu?  - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Bạn có cảm thấy cơ thể khó chịu khi thời tiết giao mùa không? Khi đó sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trở nên lớn hơn. Khi đó các dây thần kinh tự chủ bị mất cân bằng do hoạt động trong sự căng thẳng như chênh lệch nhiệt độ và thay đổi môi trường, điều đó dẫn đến một loạt các triệu chứng xảy ra như mệt mỏi, uể oải, khó ngủ, nhức đầu, chóng mặt, cơ thể nóng bừng hoặc lạnh.

Vì các dây thần kinh tự chủ cũng tham gia vào chức năng miễn dịch nên việc các dây thần kinh tự chủ bị rối loạn có thể dẫn đến khả năng miễn dịch bị suy giảm. Bạn nên cẩn thận vào thời điểm chuyển mùa để bệnh cảm lạnh không bị kéo dài do suy giảm hệ miễn dịch.

Tồn tại một căn bệnh tiềm ẩn bên trong (bệnh cơ hội)

Các bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Nếu các triệu chứng cảm kéo dài cần đi khám sớm để biết được nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Sốt kéo dài

Sốt do cảm lạnh thường biến mất trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Nếu cơn sốt kéo dài hơn mức này rất có thể bạn mắc nhiều bệnh khác nhau như nhiễm Corona, các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi, khối u ác tính, ung thư hoặc bệnh xơ cứng bì. Nếu bạn bị sốt cao nhiều khả năng bạn đang bị nhiễm virus nhưng nếu cơn sốt kéo dài ngay cả khi sốt nhẹ thì hãy đến với bác sĩ.

Ho kéo dài

Cảm lạnh mãi không khỏi, nguyên nhân do đâu?  - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Ho do cảm lạnh rất dễ kéo dài nhưng nếu bạn vừa sốt kéo dài cùng với tình trạng ho đờm không cải thiện thì có thể bạn đã bị nhiễm virus như nhiễm corona chủng mới hoặc bị viêm phổi, khi đó hãy đến bác sĩ khám sớm nhất có thể. Nếu tình trạng ho kéo dài hơn 3 tuần thì có nhiều khả năng đó không phải do bệnh truyền nhiễm, đó có thể là ho hen, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản mãn tính hoặc ung thư phổi.

Hắt hơi kéo dài và nghẹt mũi

Viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…có thể coi là những căn bệnh có biểu hiện kéo dài tương tự như cảm lạnh. Viêm mũi dị ứng có đặc điểm là hắt hơi liên tục và chảy nước mũi khô hoặc chảy mũi nước. Viêm xoang thường nặng hơn sau khi bị cảm lạnh, kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi và nghẹt mũi, đau ở má và trán hoặc phát sốt.

Khả năng miễn dịch yếu

Cảm lạnh mãi không khỏi, nguyên nhân do đâu?  - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy yếu do thiếu ngủ, tập thể dục quá nhiều, stress, hút thuốc, lão hóa da và thiếu chất dinh dưỡng. Hệ thống miễn dịch suy yếu sẽ làm chậm quá trình đào thải virus và dễ khiến bệnh cảm lạnh kéo dài.

Đặc biệt, người cao tuổi không chỉ suy giảm khả năng miễn dịch do lão hóa mà còn mắc các bệnh mãn tính, khó nhận biết các triệu chứng nên dễ dẫn đến bệnh cảm lạnh kéo dài khiến bệnh nặng thêm và biến chứng. Nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn gây ra do cảm lạnh cũng có khả năng xảy ra, đồng thời các triệu chứng sốt, ho đờm do các biến chứng như viêm phổi thường tiếp diễn trong thời gian dài do đó cần phải đặc biệt chú ý.

Mặt khác, trẻ chưa có đủ khả năng miễn dịch kháng thể để chống lại virus cảm cúm nên trẻ thường xuyên bị cảm lạnh, nhất là khi trẻ mới bước vào sinh hoạt tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo. Trẻ nhỏ (trẻ sơ sinh) dễ bị viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,…do cảm lạnh gây ra và các triệu chứng do biến chứng có thể tiếp diễn trong thời gian dài.

Những người sau đây như người cao tuổi có miễn dịch kém, trẻ nhỏ (trẻ sơ sinh) và người bị suy giảm miễn dịch do các bệnh mãn tính sẽ dễ bị cảm lạnh hơn người lớn khỏe mạnh, do đó những nhóm đối tượng này khi mắc bệnh cần đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt.

Theo trang ssp.co.jp

Trà hoa cúc: Món quà tuyệt vời đến từ thiên nhiên với vô vàn lợi ích cho sức khỏe

Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm, giảm mỡ trong máu và giúp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu thêm về những lợi ích tuyệt vời từ trà hoa cúc nhé!

TIN MỚI NHẤT