Nhanh chóng giảm đau, bớt sưng tấy bằng cách chữa bong gân cổ tay hiệu quả và đơn giản nhất từ những mẹo này. Chỉ sau 1 vài lần điều trị tình trạng bong gân sẽ thuyên giảm đi nhiều lần.
Bong gân là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Do hoạt động mạnh, làm việc liên tục và tác động mạnh làm ảnh hưởng đến các khớp xương và mối nối giữa chúng khiến bạn dễ bị bong gân ở tay hay chân. Những người vận động cổ tay nhiều khi làm việc hay chơi các môn thể thao như bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, tennis... rất dễ bị bong gân cổ tay. Lúc này để giảm thiểu cơ đau bạn cần tìm cách chữa bong gân cổ tay sao cho hiệu quả nhất. Vậy đâu là những cách hiệu quả? Hãy cùng Phụ nữ và Gia đình khám phá ngay ở bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu và các cấp độ bong gân cổ tay
Chúng ta nên hiểu rằng, bong gân là do sự tổn thương ở các dây chằng. Do cử động quá nhiều nên các dây chằng bị kéo giãn liên tục dẫn biết căng cơ, bị đứt gãy dây chằng. Do đó mà các khớp xương bị lệch khỏi vị trí của nó, làm cho bạn có cảm giác đau nhói và bị sưng tấy.
Thông thường, bong gân cổ tay được chia ra 3 cấp độ:
● Cấp độ 1 - Nhẹ: Dây chằng chỉ bị giãn một ít;
● Cấp độ 2 - Nặng: Dây chằng bị rách một phần;
● Cấp độ 3 - Rất nặng: Dây chằng bị đứt hoàn toàn.
Cần nhận biết các dấu hiệu của bong gân để phân biệt với gãy xương, từ đó có cách xử trí phù hợp. Các dấu hiệu khi bị bong gân có thể là:
- Đau nhói ở vùng khớp bị tổn thương: Cảm giác đau nhói ở vùng tổn thương, đặc biệt tăng lên khi cử động, di chuyển. Sau đó, khớp cứng lại và người bệnh không còn cảm thấy đau. Tuy nhiên, khoảng 1 giờ sau, vùng khớp bị tổn thương đau nhức trở lại, sưng và bầm tím do chảy máu ở bên trong và rối loạn vận mạch.
- Không cử động được: Nếu bong gân ở cổ tay,bàn tay, người bệnh sẽ không cử động được.
Hầu hết các trường hợp bị bong gân cần phải chụp X-quang để phân biệt với tình trạng gãy xương và siêu âm kiểm tra tình trạng thương tổn của các dây chằng.
Bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi?
Bong gân cổ tay khỏi trong bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ chấn thương, cách chăm sóc, giữ gìn và khả năng phục hồi của từng người.
- Bong gân càng nghiêm trọng thì thời gian khỏi càng lâu. Với bong gân cổ tay cấp độ 1, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn sau 2-3 ngày mà không cần điều trị và chăm sóc y tế, tuy nhiên cần điều trị tại nhà đúng cách. Bệnh nhân bong gân cấp độ này áp dụng điều trị theo nguyên tắc RICE gồm: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng bó và đặt cao khu vực bị thương trên tim là được. Nếu đau và sưng nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm để giảm đau và giảm sưng.
- Với bong gân cấp độ 2, tổn thương lúc này không chỉ là giãn và rách nhẹ dây chằng như cấp độ 1 nên thời gian để phục hồi cũng lâu hơn. Thông thường nếu bệnh nhân nẹp cố định tổn thương ở cổ tay, tránh vận động khiến dây chằng tổn thương nặng hơn, khó hồi phục thì thời gian thường là 7 - 10 ngày.
- Nếu bong gân cấp độ 3, dây chằng đã bị rách nhiều, đôi khi đứt hoàn toàn nên cần chăm sóc và điều trị y tế tích cực. Trường hợp nặng phải phẫu thuật nối dây chằng, tạo hình dây chằng thì bệnh nhân có thể phải bó bột để làm bất động khớp 1 tháng. Sau đó cũng cần hạn chế vận động mạnh để dây chằng phục hồi hoàn toàn. Các trường hợp có thể phục hồi không cần phẫu thuật thì cũng cần khoảng 1 - 2 tháng mới khỏi.
Các cách chữa bong gân cổ tay hiệu quả tại nhà
1. Chữa bong gân cổ tay tại chỗ
Biện pháp chữa trị bong gân cổ tay tại chỗ này phù hợp với trường hợp bị bong gân nhẹ. Trong trường hợp này bạn có thể tự mình khắc phục và thực hiện những bước dưới đây để giảm đau, giảm sưng tấy hiệu quả nhất.
- Trước tiên, việc cố định vị trí khớp xương bị bong gân là khá quan trọng. Điều này sẽ ngăn không cho cổ tay có điều kiện thuận lợi để cử động và gây chấn thương nặng hơn. Bạn có thể dùng nẹp hoặc băng gạc cố định lại.
- Khi bị bong gân tay, bạn cần được nghỉ ngơi, tránh để vị trí này phải vận động nhé.
- Chườm đá lạnh lên cổ tay là biện pháp đơn giản và cho hiệu quả tức thì. Đá lạnh sẽ làm tê liệt tế bào tạm thời, giúp giảm đau mạnh mẽ cũng như làm dịu vết sưng tấy.
- Để giúp quá trình điều trị bong gân cổ tay diễn ra hiệu quả hơn, bạn cần tránh để vị trí khớp cổ tay bị tác động. Bằng cách không vận động mạnh, khi ngủ thì đặt tay lên bụng và khi đi đứng thì nên trên tay vào cổ.
2. Đắp thuốc chữa trị bong gân cổ tay
Đắp thuốc là biện pháp dân gian mà người xưa hay sử dụng để điều trị bong gân tay, chân. Từ những loại thảo dược khác nhau mà bạn có thể dùng chúng để giảm đau, giảm sưng phù hiệu quả..
Bạn hãy đi tìm những vị thuốc này tại các cửa hàng thuốc đông y, cổ truyền. Các loại lá hay dùng đó là lá bạc thau, lá chìa vô, lá ngải cứu, lá náng hoa trắng, lá đau xương... Bạn chỉ cần chọn 2 – 3 loại lá kể, mỗi thứ 1 nắm nhỏ rồi đem rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó, hãy cho thêm vào hỗn hợp chút rượu trắng hoặc giấm đã làm nóng. Đắp hỗn hợp này vào vị trí cổ tay bị bong gân. Dùng băng gạc cố định lại khoảng 2 – 3 tiếng rồi gỡ ra rửa sạch với nước ấm.
Với cách đắp thuốc này, bạn hãy sử dụng đều đặn 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất nhé. Ngoài ra, việc uống thuốc cũng có những lợi ích nhất định mà bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương thuốc phù hợp nhất.
Trên đây là tổng hợp một vài cách chữa trị bong gân cổ tay kịp thời, đơn giản và nhanh chóng nhất. Chỉ sau vài lần sử dụng bạn sẽ thấy kết quả, không những giảm đau đáng kể mà vết sưng phù cũng dần biến mất. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là đừng cố xoa bóp vị trí bị bong gân nhé, như vậy không những không có lợi mà còn khiến các dây chằng bị đứt gãy nhiều hơn và làm tình trạng bong gân thêm nặng hơn đấy. Chúc các bạn độc giả của Phụ nữ và Gia đình áp dụng được thành công và chóng lành nhé!
Chè dừa non hoa đậu biếc - món chè hấp dẫn, thơm ngon từ hình thức màu sắc cho tới hương vị, chắc chắn là một món chè vô cùng xứng đáng để các chị em bỏ công ra chế biến nhé!