Theo các chuyên gia, nắng nóng kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, gây mất nước, kiệt sức, sốc nhiệt
- Kết hôn 13 năm, người đàn ông phát hiện vợ mình sinh cho mỗi anh rể một người con trai
- Nhân chứng kinh hãi kể lại phút người đàn ông bị chém lìa tay ở Hà Nội
Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng nhiệt quá mức (trên 40 độ C) kèm theo các rối loạn gây tổn thương đến các cơ quan thần kinh, đặc biệt là não bộ. Hầu hết sốc nhiệt xảy ra khi mọi người tập thể dục, lao động, di chuyển trong thời tiết quá nóng và ẩm ướt mà không bù đủ dịch mất qua mồ hôi.
Nguyên nhân gây sốc nhiệt?
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Hưng, thông thường, trung khu điều nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cân bằng, không thay đổi nhiều theo tác động của môi trường. Khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, gắng sức khiến trung tâm điều nhiệt bị tổn thương hoặc không còn điều khiển nổi sự cân bằng đó thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng mạnh, có thể tăng cao từ 39 đến 41 độ C.
Các nhóm dễ bị sốc nhiệt
Các nhóm nguy cơ cao bao gồm: người lao động ngoài dưới nắng nóng với cường độ liên tục, trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 4 tuổi, người có bệnh lý tim, phổi hoặc thận, béo phì, thiếu cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tâm thần, nghiện rượu, bỏng nắng và bất cứ tình trạng nào gây sốt... đều dễ bị tổn thương do nhiệt. Đặc biệt, người cao tuổi sống tại nơi không có điều hòa hoặc nhà không được thông khí tốt.
Biểu hiện của sốc nhiệt
Người sốc nhiệt thường có biểu hiện ra nhiều mồ hôi, chóng mặt, lơ mơ, rối loạn ý thức, từ đó có thể sẽ ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Tình trạng này còn đặc biệt nguy hiểm với những trường hợp có bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính, tiểu đường, rối loạn mỡ máu có thể dẫn tới nguy cơ cao bị đột quỵ, thậm chí tử vong.
Để phòng tránh sốc nhiệt vào mùa hè cần:
Mặc quần áo Rộng - Nhẹ - Thấm hút mồ hôi
Điều này giúp cơ thể được tải nhiệt tốt hơn đặc biệt, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt.
Che chắn khi ở ngoài trời
Kem chống nắng chỉ có tác dụng ngăn cản tia UVB, còn tia UVA có bức xạ mạnh nhất không thể bảo vệ bạn khỏi các vấn đề về da như: Sạm da, lão hóa da, nám da, đặc biệt và ung thư da. Măc những chiếc áo chống nắng, váy chống nắng, phụ kiện( đội mũ rộng vành, che ô dù, đeo kinh râm, đeo khẩu trang,..) sẽ giúp giảm nhiệt độ ngoài trời thực tế. Giúp cơ thể trở nên mát lạnh và dễ chịu hơn.
Bổ sung nước và đồ uống giàu chất điện giải
Bạn nên bổ sung những loại đồ uống giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên như nước dừa, nước chanh... Mỗi ngày, lượng nước bổ sung ít nhất là khoảng 2-3 lít. Tuy nhiên, không được uống đồ uống có cồn và cafein đồng thời, hạn chế uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
Hạn chế làm việc dưới trời nắng nóng
Bạn nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian 12h-13h, bởi đây là thời điểm nắng nóng nhất chứa nhiều tia cực tím trong ngày. Hãy lên lịch làm việc ngoài trời vào lúc râm mát như sáng sớm hoặc chiều tối. Tránh làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang,...
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả
Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại nắng nóng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như: bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo.... Ngoài ra, bạn nên tránh thực phẩm chiên nướng, nhiều dầu mỡ. Ăn quá nhiều dầu mỡ không chỉ khiến bạn đầy bụng mà còn gây ra chứng khó tiêu.