BS khoa truyền nhiễm: 11 tình huống phải rửa tay bằng nước, vừa ngăn ngừa Covid-19 vừa phòng bệnh

Sống khỏe 13/02/2021 09:07

Trong một số trường hợp sau đây, bạn chỉ có thể rửa tay bằng xà phòng và nước chảy thì mới đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ngăn ngừa virus và bệnh tật phát sinh.

Rửa tay dưới vòi nước là chìa khóa để phòng nhiều bệnh

Theo bác sĩ Mã Tiểu Quân (Ma Xiaojun)- phó giám đốc kiêm bác sĩ trưởng khoa truyền nhiễm, bệnh viện đại học y liên hiệp Bắc Kinh (TQ) chia sẻ kinh nghiệm rửa sạch tay phòng Covid-19 trên báo Nhân dân nhật báo.

Gần đây, nhiều nơi đã tiếp xúc với môi trường và phát hiện dương tính với Covid-19, để ngăn chặn vấn đề "lây truyền từ môi trường" mà Viện sĩ Chung Nam Sơn đề cập, ngoài việc sát khuẩn môi trường, phải lưu ý rửa tay thường xuyên.

Nhiều người mang theo nước rửa tay bên mình, xịt và xoa tay bất cứ khi nào cần. Nhưng cũng không nên bỏ qua việc rửa tay bằng vòi nước và xà phòng, đây là cách phòng ngừa Covid-19 luôn luôn đúng và không thể thay thế, đồng thời cũng là cách tốt nhất để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trên tay.

Mặc dù nước rửa tay chứa cồn có thể tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật gây bệnh đã biết, nhưng nó không thể làm sạch tay và không có hiệu quả đối với các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, vì vậy rửa tay là điều cần thiết.

BS khoa truyền nhiễm: 11 tình huống phải rửa tay bằng nước, vừa ngăn ngừa Covid-19 vừa phòng bệnh - Ảnh 1

11 tình huống bạn phải rửa tay bằng nước

Trong một số trường hợp sau đây, bạn chỉ có thể rửa tay bằng xà phòng và nước chảy thì mới đảm bảo vệ sinh sạch sẽ:

1. Trước, trong và sau khi chế biến thức ăn;

2. Trước khi ăn;

3. Trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân bị nôn hoặc tiêu chảy;

4. Trước và sau khi xử lý vết thương;

5. Sau khi đi vệ sinh;

6 căn bệnh do ngồi nhiều mà ra, tiếc rằng bạn vẫn đang kiên trì "nuôi dưỡng" chúng lớn lên

Đông y có 3 tuyệt chiêu bổ sung dương khí trong mùa đông: Tráng dương, nâng cao thận khí

6. Sau khi thay tã hoặc lau chùi nhà vệ sinh cho trẻ;

7. Sau khi tiếp xúc với động vật, thức ăn gia súc hoặc phân động vật;

8. Sau khi xử lý thức ăn cho vật nuôi;

9. Sau khi tiếp xúc với rác hoặc hóa chất;

10. Bàn tay rõ ràng là bẩn hoặc khi bị dính dầu mỡ;

11. Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm Clostridium difficile, Norovirus, Cryptosporidium, và một số enterovirus.

BS khoa truyền nhiễm: 11 tình huống phải rửa tay bằng nước, vừa ngăn ngừa Covid-19 vừa phòng bệnh - Ảnh 2

Nếu không có xà phòng và nước xung quanh, bạn có thể sử dụng chất khử trùng tay có nồng độ cồn ít nhất 60% và rửa tay bằng xà phòng và vòi nước càng sớm càng tốt.

Trước và sau khi đến thăm bạn bè hoặc người thân trong bệnh viện hoặc viện dưỡng lão, bạn có thể dùng nước rửa tay thay cho xà phòng và nước chảy để rửa tay. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng người lớn nên lấy ít nhất 3 ml nước rửa tay, theo tính toán thì nên nhấn 2 lần vòi bơm, còn bình đựng nước rửa tay dạng treo cũng cần 2 vòi bơm.

Rửa tay là việc đơn giản nhất và hiệu quả nhất để giữ an toàn sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

Trót ăn 1 miếng bánh chưng, bạn cần phải làm những gì để "đốt" hết chỗ calo đã nạp vào cơ thể?

Ai cũng biết bánh chưng với nhân thịt mỡ, đậu xanh béo ngậy sẽ khiến cơ thể nặng nề thêm. Nhưng ít ai để ý ăn một miếng bánh chưng nhân thịt tức là bạn đã 390 calo.

TIN MỚI NHẤT