Nước tiểu là cơ sở quan trọng đánh giá sức khỏe của cơ thể. Nếu như lượng nước tiểu giảm mạnh có thể bạn đang mắc căn bệnh nào đó không đơn giản.
- Nếu gặp phải những dấu hiệu này thì hãy đến bệnh viện ngay, rất có thể bạn đang mắc bệnh ung thư trực tràng nguy hiểm
- Dấu hiệu cảm lạnh biến thành viêm phế quản
1. Mất nước
Mất nước là nguyên nhân chính gây ra thiểu niệu. Việc thiếu nước trong cơ thể khiến lượng nước tiểu giảm. Cơ thể bạn bị mất nước khi tiêu chảy, sốt, nôn mửa hoặc nhiều căn bệnh khác.
2. Tắc nghẽn đường tiết niệu
Hội chứng tắc nghẽn đường tiết niệu khiến cho nước tiểu không ra khỏi thận của bạn. Tắc nghẽn này ảnh hưởng đến thận, thậm chí gây nên các vấn đề nghiêm trọng ở cả 2 quả thận. Bất kỳ tổn thương nào ở thận cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lọc của thận hoặc gây ra suy thận. Tắc nghẽn tiết niệu ảnh hưởng đến cơ thể ở các mức độ khác nhau với các triệu chứng như buồn nôn, đau nhức cơ thể, nôn, sốt, sưng tuyến tiền liệt.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc có tác dụng tốt cho cơ thể khi bị bệnh. Tuy nhiên, có những loại thuốc khác nhau và kể cả thuốc kê đơn được chứng minh gây nên tác dụng phụ. Các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng cholinergic, hóa trị hoặc thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm lượng nước tiểu. Thuốc kháng sinh như thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin (ACE) và gentamicin cũng làm giảm lượng nước tiểu của cơ thể.
4. Mất máu
Bất kỳ nguyên nhân nào gây mất máu như vết thương, vết cắt sâu có thể gây lượng nước tiểu ít. Nguyên nhân do thận của bạn thiếu lượng máu cần thiết trong quá trình lọc và hoạt động.
5. Sốc/nhiễm trùng nặng
Cơ thể bạn của có thể bị nước tiểu ít trong trường hợp bị sốc. Khi bạn bị sốc, nhiễm trùng, nhiễm độc có thể gây nên suy thận cấp.
Các dấu hiệu của thiểu niệu hay lượng nước tiểu thấp gồm phù, nước tiểu đậm, mệt mỏi, đau cơ thể, buôn nôn, sốt...
Khi nước tiểu giảm cần làm gì để xác định đúng nguyên nhân?
1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu sẽ kiểm tra xem có bị suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn chảy máu hay mức độ các chất gây sỏi thận trong máu hay không?
2. Chụp CT vùng xương chậu và bụng
Quá trình này giúp kiểm tra kỹ hơn về thận, các cơ quan trong bụng và vùng chậu.
3. Xét nghiệm nước tiểu
Nước tiểu sẽ được phân tích để tìm protein, bạch cầu và hồng cầu để xác định xem viêm thận, nhiễm trùng thận hay bàng quang.
4. Xét nghiệm bằng IVP
IVP là xét nghiệm bằng cách chụp X-quang đường tiết niệu bằng đường tĩnh mạch. Một loại thuốc cản quang sẽ được tiêm vào tĩnh mạch cánh tay. Thuốc cản quang sẽ di chuyển đến thận và lắng lại ở đó, được bài tiết qua nước tiểu giúp đưa ra các thông số vệ hệ tiết niệu.
5. Siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng là cách xác định xem có khối u nào gây tắc đường tiểu hay không và giúp phát hiện bất cứ vấn đề nào ở thận.
6. Cấy nước tiểu
Một mẫu nước tiểu sẽ được theo dõi, kiểm tra để phát hiện vi khuẩn gây bệnh. Phương pháp này giúp phát hiện nhiễm trùng bàng quang hay thận.