Bộ Y tế hướng dẫn cách ly y tế tại nhà để tránh lây lan bệnh Covid-19

Sống khỏe 09/03/2020 11:40

Bộ Y tế khuyến cáo, người thuộc diện cách ly tại nhà và nơi lưu trú cần tuân thủ đúng các quy định về cách ly để tránh lây lan bệnh Covid-19.

Người cần phải cách ly

F0: Người được xác định nhiễm SARS-CoV-2, điều trị tại bệnh viện, đi điều trị, tự phục vụ để hạn chế lây cho mọi người

F1: Người nghĩ nhiễm, tiếp xúc F0: Đeo ngay khẩu trang; Báo cho y tế quận nơi sinh sống; Chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện; Đồng thời tự báo cho F2 về tình trạng của mình

F2: Tiếp xúc người nghi nhiễm (F1): Đeo ngay khẩu trang; Báo cho y tế quận nơi sinh sống; Chuẩn bị đồ và làm theo hướng dẫn cách ly của cán bộ y tế (tại nhà hoặc tập trung); Đồng thời tự báo cho F3 về tình trạng của mình

F3: Tiếp xúc F2: Đeo ngay khẩu trang; Báo cho y tế quận nơi sinh sống; Chuẩn bị đồ và làm theo hướng dẫn cách ly của cán bộ y tế (tại nhà hoặc tập trung); Đồng thời tự báo cho F4 về tình trạng của mình.

F4 (tiếp xúc F3) hoặc F5 (tiếp xúc F4): Tự cách ly tại nhà; Báo cho y tế quận nơi sinh sống

Bộ Y tế hướng dẫn cách ly y tế tại nhà để tránh lây lan bệnh Covid-19 - Ảnh 1

Lực lượng chức năng khử khuẩn đường phố.

Quy trình phân loại bệnh nhân và người tiếp xúc làm tới F3

F0: Bệnh nhân dương tính hoặc xử lý như dương tính chuyển điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2

F1: Ca tiếp xúc trực tiếp với ca dương tính chuyển cách ly tại bệnh viện: Đống Đa, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pon, Bắc Thăng Long (đưa đến bệnh viện gần nhất và tiện nhất)

F2: Tiếp xúc với F1 cách ly tại nơi ở

F3: Tiếp xúc với F2 cách ly tại nơi ở

Nhóm cách ly tại nhà, nơi lưu trú cần lưu ý

- Chấp hành cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng theo quy định, tốt nhất cách lý ở phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người bệnh được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2m.

- Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng.

- Thường xuyên đo nhiệt độ ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày. Ghi chép tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các thành viên trong gia đình gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác.Tự theo dõi sức khoẻ, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đeo khẩu trang thường xuyên rửa tay xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

- Hàng ngày thông báo cho các bộ y tế phường xã, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

- Báo ngay cho các bộ y tế phường, xã, thị trấn được phân công theo dõi khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở

- Không được tự y ra khỏi nhà, nơi lưu trú

- Người cách lý phải thu gom khẩu trang, khăn giấy lau mũi, miệng qua sử dụng, vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách lý

- Không ăn chung cùng với người khác trong gia đình, nơi lưu trú.

Vì sao trường hợp thứ 17 nhiễm Covid-19 đi từ “ổ” dịch tại châu Âu có thể vượt qua vòng kiểm dịch nghiêm ngặt sân bay về Việt Nam để rồi lây bệnh tới nhiều người?

Dù Trung ương lập hẳn Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chóng Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vất vả có các cuộc họp chỉ đạo hàng ngày tới các cơ quan đơn vị các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt liên tục có các chỉ đạo đối với việc người đi từ nước ngoài về Việt Nam cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, nhưng thực tế vừa qua do "lơ là" tại Cảng hàng không Nội Bài vẫn để lọt hành khách bị nhiễm virus corona từ Châu Âu nhập cảnh vào Việt Nam.

TIN MỚI NHẤT