Ăn uống cho người bệnh tiểu đường đóng vai trò quan trọng để phòng ngừa biến chứng. Vậy bị tiểu đường ăn trứng được không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết ngay sau đây.
- Khoa học chứng minh: Loại gia vị nhà nào cũng có giúp phòng ngừa tiểu đường, ung thư, tăng ham muốn
- Một phụ nữ Sài Gòn tử vong sau khi uống thuốc tiểu đường chứa chất cấm
Mỗi quả trứng có gì?
Trứng là thực phẩm quen thuộc và rất giàu protein và một quả trứng chứa khoảng 0,5 g carbohydrate và nó không làm tăng đường huyết.
Một quả trứng chứa khoảng 7g protein và nó cũng rất giàu kali giúp não bộ và cơ khỏe mạnh. Ngoài ra, kali còn giúp cân bằng nồng độ natri trong cơ thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Không chỉ có thế, trứng còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như lutein và choline. Lutein bảo vệ bạn khỏi bệnh tật và choline được xem là tốt cho não.
Lòng đỏ trứng còn chứa chất biotin rất cần thiết trong việc sản xuất insulin cũng như giúp tóc, da, móng khỏe đẹp.
Đặc biệt, trứng gà cỏ rất giàu omega-3, một chất béo cần thiết cho người tiểu đường.
Người bị tiểu đường có nên ăn trứng không và ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Nhiều người cho rằng trứng không tốt lắm bởi nó chứa lượng cholesterol quá cao. Đối với người bị tiểu đường, tiêu thụ quá nhiều trứng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ước tính một quả trứng chứa 186 mg cholesterol và theo các chuyên gia khuyến cáo, những ai bị tiểu đường không nên ăn quá 200 mg cholesterol mỗi ngày.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo tiêu thụ quá nhiều trứng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng tiêu thụ quá nhiều cholesterol, đặc biệt từ thực phẩm động vật có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cholesterol được tìm thấy ở lòng đỏ trứng, còn không có trong lòng trắng. Vì vậy, bạn có thể ăn lòng trắng trứng mà không cần lo lắng đến lượng cholesterol tiêu thụ.
Như vậy, người tiểu đường có thể ăn trứng. Nếu dùng cả lòng đỏ và lòng trắng, bạn chỉ nên ăn ba quả mỗi tuần. Còn nếu chỉ thích lòng trắng, bạn có thể ăn nhiều hơn.
Chú ý ăn trứng khi bị tiểu đường
Để hấp thu chất dinh dưỡng và không làm tăng các nguy cơ sức khỏe khác, bạn không nên thêm chất béo khi ăn trứng. Không nên nướng, rán hoặc sử dụng trứng cùng nước sốt quá thường xuyên.
Khi bị tiểu đường, tốt nhất bạn nên ăn trứng luộc. Protein không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa, nó còn làm chậm sự hấp thụ glucose.
Do đó, khi ăn trứng đúng cách, nó sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn.