Chúng ta thường nghe nói đến đồng hồ sinh học, vậy tuân thủ theo đồng hồ sinh học như thế nào để luôn sống khỏe và trường thọ?
Người xưa thường đặc biệt chú trọng quy luật “mặt trời mọc làm việc, mặt trời lặn nghỉ ngơi” chính là để đảm bảo và nâng cao chức năng điều tiết của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đồng hồ sinh học còn được gọi là nhịp điệu sinh lý, vòng tuần hoàn sinh học 24 giờ khiến cơ thể của chúng ta thích nghi với chu trình sáng tối của ngày và đêm. Những nhịp điệu này giải thích tại sao chúng ta phải ngủ vào ban đêm và hoạt động vào ban ngày.
Ngay khi bình minh lên, chúng ta thức dậy lo toan chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Trong khi đêm xuống, cơ thể tự động giảm dần cường độ hoạt động để chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu. Thói quen này phần lớn phụ thuộc vào đồng hồ sinh học của mỗi người và nó quy định nhịp hoạt động tất cả cơ quan nội tạng của cơ thể. Theo đó, hoạt động của những cơ quan quan trọng gia tăng vào những thời điểm cụ thể, gia tăng sản xuất hoóc-môn hay gia tăng năng lực trao đổi chất. Một khi đã biết chính xác cơ chế này hoạt động thế nào, bạn có thể sắp xếp thời gian biểu làm việc một ngày phù hợp với cơ chế đó để giúp cải thiện cả sức khỏe tinh thần và thể chất.
Sassone-Corsi (Giáo sư danh dự UCI) chia sẻ: “Nhịp điệu sinh lý là hệ thống điều hành sinh học cổ xưa dựa trên vòng tuần hoàn sáng tối, một yếu tố tự nhiên lâu đời như hành tinh của chúng ta. 15% gen của chúng ta được kiểm soát bởi những nhịp điệu này, và việc phá vỡ chúng sẽ tác động đến sức khỏe con người - dẫn đến béo phì, đái đường, chứng mất ngủ, trầm cảm, bệnh tim và ung thư”.
Ngoài ra, theo khảo sát và nghiên cứu của lương y Thái Hồng Quang (tác giả của quyển sách nổi tiếng Dưỡng sinh thông kinh lạc), bí quyết để sống khỏe mạnh, trường thọ thật ra rất đơn giản. Cơ bản, mỗi người chỉ cần tuân theo bốn quy luật tự nhiên: một là ngủ trước 10 giờ tối, hai là ăn uống đơn giản, chủ yếu là cá và rau xanh; ba là thường xuyên vận động; bốn là khoan dung độ lượng, thân thiện với mọi người.
Và dưới đây là những chỉ dẫn chi tiết về việc tuân thủ đúng theo đồng hồ sinh học mà chúng ta ai cũng cần chú ý nếu muốn sống khỏe và trường thọ:
- Từ 3 giờ - 5 giờ là thời gian phổi hoạt động mạnh khiến các triệu chứng ho, sốt, đồ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn. Đây là thời điểm phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.
- Quãng 5 giờ, sau một đêm dài, cơ thể bắt đầu điều chỉnh để thích thích nghi với nhịp ban ngày nhanh hơn. Thân nhiệt tăng dần và tăng tốc sản xuất hoóc-môn - nhất là testosteron. Chính vì tác động của sự gia tăng đột biến hoóc-môn này mà đa số đàn ông thường thèm muốn "chuyện yêu" vào buổi sáng.
- Từ 5 giờ - 7 giờ là thời gian nhu động ruột gia tăng và đại tràng co bóp mạnh nhất, thế nên đây là thời điểm lý tưởng nhất để đi đại tiện và thải chất độc. Ngoài ra, đây cũng là khoảng thời gian đa phần mọi người đều tỉnh táo nên cũng đến lúc có thể làm việc nghiêm túc, bởi não bộ đã có thể hoạt động với cường độ cao nhất. Tuy nhiên đây là khoảng thời gian bạn không nên đụng đến thuốc lá hoặc rượu bia, lý do là ác chất độc hại tiềm ẩn trong hai thứ này có thể thâm nhập vào máu với tốc độ nhanh gấp hai lần bình thường.
- Từ 7 giờ - 9 giờ là thời gian dạ dày chúng ta hoạt động tích cực nhất nên đây cũng là thời điểm lý tưởng nhất để ăn sáng. Những gì bạn ăn vào thời điểm này không tồn tại ở vòng eo mà sẽ biến thành năng lượng.
- Từ 9 giờ - 11 giờ là thời gian lá lách hoạt động và tiếp thu tốt nhất, tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nguy cơ bệnh tim cao nhất mà những người có bệnh tim mạch cần chú ý để hạn chế rủi ro.
- Từ 11 giờ - 13 giờ là thời gian âm dương thiếu cân bằng nhất trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.
- Từ 13 giờ - 15 giờ: Ruột non hấp thu và bài tiết tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 13 giờ. Ngoài ra, đây cũng là thời gian chúng ta dễ có cảm giác mệt mỏi và chán nản, vì vậy, hãy tận dụng thời gian này cho những công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi tập trung cao độ.
- Từ 17 giờ - 19 giờ: Thận hoạt động tích cực, do vậy đây là thời gian thích hợp để những người bị bệnh thận và bàng quang xoa bóp huyệt vị, thả lỏng cơ thể và tâm trạng. Thời gian này cơ thể cũng bắt đầu giảm dần cường độ hoạt động. Nhịp độ trao đổi chất và sản xuất dịch tiêu hóa trong dạ dày giảm thiểu. Vì thế, tốt nhất không nên chậm trễ với bữa ăn tối, bởi dạ dày có thể không kịp tiêu hóa trước thời điểm bạn leo lên giường ngủ.
- Từ 19 giờ - 21 giờ: Lúc này tim và thần kinh hoạt động mạnh nhất.
- Từ 21 giờ - 23 giờ: Đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, vì thế bạn cần đi ngủ sớm để tránh mất cân bằng nội tiết tố.
- Từ 23 giờ - 3 giờ: Thời gian này gan và mật hoạt động mạnh nhất. Đây là cơ quan khử độc, bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi và có những giấc ngủ sâu trong thời gian quý báu này.
Hi vọng những bí kíp sống khỏe trên đây sẽ giúp cho bạn có một cuộc sống luôn tràn ngập tiếng cười mỗi ngày. Bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh?