Chắp mắt và lẹo mắt đều là hiện tượng viêm ở vùng mi mắt nhưng để phân biệt hai trường hợp này cũng không phải là dễ.
- Thấy bàn chân có những dấu hiệu bất thường này, hãy đến bệnh viện ngay để kiểm tra kẻo không kịp
- Chanh pha mật ong- bí quyết giảm cân chị em "đua nhau" học nhưng có những người phải tránh xa
Chắp mắt
1. Chắp mắt là gì?
Chắp mắt là một khối u nhỏ gây cộm và đau nhức ở vùng bên trong mí mắt hoặc có thể giống một nốt mụn ở gốc lông mi.
Chắp mắt nằm dưới mí thường khó phát hiện ra ở giai đoạn đầu nhưng hầu như chúng đều gây ra đỏ mí mắt, đau nhức mắt và ngứa.
2. Nguyên nhân gây ra chắp mắt?
Chắp mắt do nhiễm vi khuẩn ở một tuyến dầu phía trong mí mắt hoặc nang lông mi. Có rất nhiều con đường cho vi khuẩn tiếp xúc với vùng mắt của bạn như dùng tay dụi mắt hoặc chạm vào mắt, dị ứng đồ trang điểm mắt.
Lẹo mắt
1. Lẹo mắt là gì?
Khác với chắp mắt, khi bị lẹo, khối u sẽ mọc và phát triển ở vùng bên ngoài, phía trên mí mắt, gây tắc tuyến dầu trên mí. Một điểm khác biệt nữa là lẹo mắt không gây ngứa nhiều như chắp mắt.
Bạn có thể có nhiều hơn một nốt lẹo mắt nếu bị dị ứng nặng hay trong mùa bệnh dịch. Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh lẹo mắt cũng có thể do bị viêm mí mắt ở xung quanh viền mí mắt.
2. Nguyên nhân gây ra lẹo mắt?
Khi các tuyến quanh mí mắt tiết ra quá nhiều lượng dầu gây tắc nghẽn tuyến dầu, dầu sẽ bị tích tụ và gây viêm nhiễm, tạo thành khối u nhỏ.
Thông thường, các bác sĩ không xác định chính xác được nguyên nhân bị lẹo mắt của mỗi cá nhân do tính chất của mỗi loại da là khác nhau hoặc do bệnh viêm mí mắt.
Điều nghiêm trọng hơn đó là đôi khi, chắp mắt bên trong mí cũng có thể đủ khả năng gây ra lẹo mắt cùng một lúc.
Phân biệt rõ ràng
Mặc dù hai triệu chứng bệnh này tương đối khó phân biệt, nhưng qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các chuyên gia đã đưa ra một số biểu hiện tiêu biểu nhất giúp người bệnh có thể nhận ra rõ ràng căn bệnh mà mình đang mắc phải.
Về tổng thể, chắp mắt gây viêm nhiễm, còn lẹo mắt thì không. Viêm nhiễm sẽ tạo mưng mủ ở đỉnh của nốt chắp mắt.
Lẹo mắt khiến cho mắt bạn có cảm giác đau nhức, lộm cộm, sưng tấy, ngứa ngáy, thậm chí còn chảy nhiều nước mắt và mỏi mắt khi tiếp xúc với ánh sáng. Còn lẹo mắt thì nhẹ hơn, không khiến mắt bị đau ngứa mà chỉ vướng víu, sưng cộm mắt ở phía ngoài.
Những biện pháp phòng tránh chắp, lẹo mắt
1. Không nên nặn nốt chắp mắt, lẹo mắt
Nhất là đối với chắp mắt có mưng mủ, điều này sẽ dễ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và muốn nặn mủ ra ngay lập tức.
Nhưng hãy lưu ý rằng việc làm này sẽ không chỉ làm cho mắt lâu khỏi mà còn làm lan rộng nhiễm trùng sang vùng da khác.
Hãy để nguyên vùng bị viêm. Chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần, nốt viêm sẽ tự khắc tiêu biến và lành lặn dần.
2. Nước ấm
Trong trường hợp này, nước ấm có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành mắt.
Thấm một chút nước ấm nóng vào khăn sạch, sau đó đắp lên vùng mắt khoảng 10-15 phút mỗi lần, làm khoảng 3-5 lần một ngày.
Nước ấm sẽ làm mềm và đánh tan chắp hoặc lẹo mắt. Bạn cũng có thể rửa tay thật sạch và dùng đầu ngón tay mát-xa nhẹ vùng mí xung quanh.
3. Đi khám sức khỏe
Hầu hết chắp và lẹo mắt sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng nếu bệnh nặng hơn hoặc có hiện tượng xuất huyết, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe mắt an toàn.
Khi đến khám, các bác sĩ sẽ tiến hành chích vết chắp hoặc lẹo nếu chúng sưng to. Để vết chích mau lành và giảm thiểu khả năng mọc lại chắp, lẹo, bạn sẽ được kê đơn một loại kem bôi đặc trị.
Bên cạnh đó, nếu xảy ra trường hợp đỏ mắt hoặc vùng má xuất hiện tia máu, đó có thể là nhiễm trùng đã lan tỏa sang các tế bào xung quanh khác, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để kịp thời chữa trị.
4. Tránh dùng mĩ phẩm
Khi bị chắp, lẹo, hạn chế lạm dụng nhiều mĩ phẩm liên quan đến vùng mắt như kẻ mắt, mascara,… cho đến khi lành lặn.
Hoặc tốt nhất, hãy thay thế mĩ phẩm cũ 6 tháng/lần và không dùng chung mĩ phẩm với người khác. Đặc biệt lưu ý, trước khi đi ngủ nên tẩy trang sạch sẽ để lỗ chân lông và nang lông được thoáng khí.
5. Tránh dùng kính áp tròng
Nên đeo kính áp tròng sạch sẽ, hợp vệ sinh và an toàn cho mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, rửa tay thật sạch trước khi đeo kính áp tròng. Nếu bị chắp, lẹo, tốt nhất nên tạm ngừng sử dụng kính áp tròng.
6. Vệ sinh tay sạch sẽ
Tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chắp, lẹo mắt khi dụi mắt. Vì vậy, tốt nhất bạn nên giữ đôi tay thật sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và tránh lấy tay dụi lên mắt.
Chắp và lẹo mắt tuy là căn bệnh nhỏ ngoài da nhưng nếu như không chú ý, chữa trị lành mạnh kịp thời, bệnh nhỏ sẽ dần trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra những hệ lụy không đáng có.
Vì thế, hãy luôn chăm sóc sức khỏe vùng mắt nói riêng và cơ thể nói chung thật cẩn thận và an toàn.