Bị tức ngực, bệnh nhân L.H.T đến viện khám. Sau khi khám ở nhiều nơi, bác sĩ nhận thấy trong phổi của thanh niên 19 tuổi lúc nhúc sán chỉ vì một thói quen ăn uống tai hại.
- Chăm ăn những thực phẩm này, gan được thải độc nhanh chóng, da sạch mụn mịn màng không tì vết
- 4 dấu hiệu cảnh báo bệnh vô sinh ở nữ giới mà con gái không nên chủ quan bỏ qua
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân, bị nhiễm sán lá phổi nguy kịch. Bệnh nhân là anh L.H.T (19 tuổi, ở Bắc Giang), trước khi vào viện có xuất hiện tình trạng đau tức ngực, tuy nhiên đi khám ở cơ sở không phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh.
Sau khi đến bệnh viện huyện thăm khám, qua chụp chiếu các bác sĩ chẩn đoán anh T bị tràn dịch màng phổi, nguy kịch. Sau khi chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh, các bác sĩ đã tiến hành hút dịch phổi ra ngoài.
Trong quá trình hút dịch, các bác sĩ thấy nhiều ký sinh ra cùng với dịch được hút ở phổi anh T. Lập tức, anh T. được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, suy hô hấp và tràn dịch màng phổi.
Nam bệnh nhân bị sán lá phổi tấn công hiện đã tiến triển tốt.
TS Trần Văn Giang - Phụ trách Khoa Vi rút - Kí sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, tại bệnh viện sau khi xét nghiệm và soi vi sinh, các bác sĩ phát hiện hình ảnh sán trong phổi bệnh nhân.
Đến nay, sau một thời gian điều trị, nam bệnh nhân tiến triển tốt, không còn tình trạng tràn khí, tràn dịch, sốt, đau tức ngực.
Được biết, sán lá phổi thường tập trung số ca mắc tại một số tỉnh như: Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Giang, Nghệ An…Nguyên nhân là do tập quán ăn hải sản chưa được nấu chín, đặc biệt là các món ăn được chế biến từ cua biển, cua đá như: Tiết canh cua, giỏi cua, cua nướng, uống nước cua sống, mắm cua…
Khi bị sán thâm nhập vào phổi, ban đầu người bệnh thường có biểu hiện ho khan, đau tức ngực và khó chịu. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng ho ra máu, kém ăn, người gầy sút…
Thông thường, bệnh thường dễ hay nhầm lẫn với các căn bệnh khác như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, thậm chí là ung thư… Vì thế khi thấy các dấu hiệu bất thường cần phải đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám. Đặc bệnh là người dân ở khu vực hay có tập quán ăn cua sống, có lưu hành sán lá phổi.
Để phòng ấu trùng sán lá phổi thâm nhập vào cơ thể, người dân cần thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh trong ăn uống (ăn, uống chín), nhất là những nơi có thói quen ăn gỏi và các hải sản sống cần phải được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân nhằm loại bỏ thói quen ăn uống không hợp vệ sinh.