Tuy đau mắt đỏ là một bệnh lành tính nhưng bệnh rất dễ lây lan, tái bệnh và gây thành dịch. Nắm rõ thông tin về bệnh và có cách điều trị kịp thời sẽ giúp tránh được các biến chứng như viêm, loét giác mạc…
- Căn bệnh khiến Hoa hậu Trúc Diễm bị mắt lồi, mặt sưng nguy hiểm như thế nào?
- Mắt đỏ khi uống rượu cảnh báo điều gì?
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, do phản ứng dị ứng. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là đỏ mắt. Bệnh xuất hiện đột ngột, khởi phát ở một mắt, sau đó lan sang mắt bên kia. Đây là căn bệnh chưa có vắc xin để phòng hay thuốc đặc trị. Từ người lớn cho đến trẻ em đều rất dễ mắc bệnh và dễ lây bệnh. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc trực tiếp hay gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh
Để kiểm soát bệnh tốt và tránh lây lan bệnh, người bệnh cần có cách giữ vệ sinh thật tốt.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ chủ yếu do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Thời gian mắc bệnh thường là vào mùa hè đến cuối mùa thu, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, có độ ẩm không khí cao, … Trong những thời điểm này, cơ thể con người, dễ bị mệt mỏi. Nhất là những người nhạy cảm với thời tiết có hệ thống miễn dịch yếu sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dị ứng (bụi, lông động vật, hoá chất, phấn hoa …), hoặc dùng chung đồ dùng sinh hoạt… cũng tạo điều kiện thuận lợi gây phát triển và bùng phát thành dịch.
- Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?
Bệnh lây truyền qua những đường sau:
– Trực tiếp tiếp xúc với người bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay.
Sử dụng đồ dùng cá nhân của người bệnh đã nhiễm nguồn bệnh (tay nắm cửa, điện thoại, đồ dùng cá nhân, khăn mặt, gối…).
– Nguồn nước dùng hàng ngày bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
– Lây lan qua không khí.
- Hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng là những thói quen xấu dễ gây bệnh.
- Có thể lây bệnh tại những nơi có mật độ người đông, cự ly gần như bệnh viện, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay, công sở, lớp học, nơi làm việc,...
Biểu hiện bệnh đau mắt đỏ
Các triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh đau mắt đỏ gồm:
Biểu hiện chính của bệnh đó là mắt đỏ và có ghèn. Triệu chứng thường gặp là cảm thấy khó chịu ở mắt, có cảm giác ngứa, cộm, xốn như có cát trong mắt. Bệnh sẽ xuất hiện một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng.
Bệnh đau mắt đỏ do dị ứng xảy ra cả 2 mắt. Người bệnh chảy nước mắt và ngứa rất nhiều kèm theo rỉ ở 2 khóe mắt.
Khi mắc bệnh, mạch máu bị cường tụ khiến mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ, đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt. Nếu xuất hiện giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thì sẽ lâu khỏi hơn các trường hợp khác.
– Nếu bệnh do nguyên nhân là sự tấn công của vi khuẩn thường sẽ có biểu hiện là ngứa mắt, đổ nhiều ghèn (rỉ) màu xanh, vàng dính ở 2 mi mắt vào buổi sáng, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét giác mạc.
– Với nguyên nhân gây bệnh là do virus, biểu hiện thường thấy đó là chảy nhiều nước mắt, nổi hạch ngay trước tai, suy giảm thị lực và rất nhạy cảm với ánh sáng.
Có nhiều trường hợp mắc bệnh, các dấu hiệu bệnh phối hợp chung. Do đó, tốt nhất là bệnh nhân không nên dựa vào những triệu chứng này để chẩn đoán và tự điều trị.
Thị lực của người bệnh thường sẽ không bị suy giảm, vẫn nhìn thấy bình thường. Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến hậu quả xấu như mắt có thể bị phù đỏ, xuất hiện màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc…
Cách chăm sóc và điều trị khi mắc bệnh
Đôi khi chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý là có thể khỏi bệnh ngay sau một thời gian ngắn. Bệnh nhân cần biết cách giữ gìn vệ sinh mắt thật tốt, tránh đi đến nơi có nhiều khói bụi.
Khi có người bị bệnh đau mắt đỏ bạn xử trí như sau: Dùng khăn giấy ẩm hoặc bông để lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày. Sau khi lau xong vứt bỏ khăn, tuyệt đối không sử dụng lại. Không dùng thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn để tra vào mắt lành.
Người bệnh thường bị đau mắt đỏ ở 1 bên mắt trước, nếu chăm sóc cẩn thận thì bên mắt còn lại sẽ tránh nhiễm bệnh được. Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng một bên, rồi dùng nhỏ mắt và gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra. Dùng khăn mềm, nhúng nước, để vào ngăn lạnh đắp lên mắt là cách giúp giảm các triệu chứng phù nề hiệu quả.
Khi bị bệnh, tốt nhất là không tự điều trị bệnh tại nhà, không dùng các loại lá như là trầu, lá dâu… để đắp vào mắt. Nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám, chẩn đoán và điều trị bệnh. Đã có không ít trường hợp mắc bệnh do nguyên nhân viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn …
Với mỗi nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp:
– Đau mắt đỏ do virus: Sau vài ngày, người bệnh sẽ tự khỏi, để giảm triệu chứng phù nề, người bệnh cần chườm lạnh.
– Đau mắt đỏ do vi khuẩn: điều trị theo thuốc kê toa gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm.
– Trường hợp mắc bệnh do dị ứng, chỉ cần dùng thuốc kê toa thuốc nhỏ hoặc uống thuốc giảm dị ứng.
Bệnh đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Bệnh đau mắt đỏ là một căn bệnh không phải quá nguy hiểm và dễ điều trị, nếu chữa đúng cách thì bệnh có thể tự khỏi sau khoảng tối đa một tuần.
Lưu ý:
Để tránh lây lan bệnh, bệnh nhân nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày cho đến khi dứt hẳn bệnh.
Tháo kính áp tròng khi bị đỏ mắt phải và ngưng dùng ngay.
Tránh để đầu lọ thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt và lông mi vì sẽ làm bẩn lọ thuốc. Trong thời gian bị bệnh, không nên đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người.
Cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt.
Với người bệnh do vi khuẩn và virus, cần có cách giữ vệ sinh để tránh lây truyền bệnh cho người xung quanh. Cần rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào mắt, che mũi và miệng khi hắt hơi.
Cách phòng tránh bệnh
- Nên hạn chế tác động của màn hình máy tính, điện thoại, hay TV. Bên cạnh đó, nên tránh làm việc quá sức và cần để mắt được nghỉ ngơi, tránh điều tiết quá nhiều.
- Nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin A, C nhằm giúp tăng cường sức đề kháng, các chất chống oxy hóa cũng như tiền tố beta-carotene để mắt sáng và khỏe mạnh.
– Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn.
– Đeo kính mát cho mắt và tránh khói bụi khi đi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường làm việc ô nhiễm, khói bụi …
- Khi đang có dịch bệnh, nên hạn chế đi bơi.
- Chú ý tránh để mắt tiếp xúc với nước hồ bơi. Nên dùng kính bơi và tháo kính áp tròng ra khi đi bơi để nước hồ bơi để tránh tình trạng viêm và đỏ mắt. Vệ sinh mắt bằng dung dịch NaCl 0,9% (nước muối sinh lý) để vệ sinh mắt.
Bệnh đau mắt đỏ kiêng gì?
Khi bị bệnh, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp kèm theo ăn uống hợp lý, khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không ăn những món mà người bệnh đã từng bị dị ứng trước đó. Bên cạnh đó, bạn nên tránh những loại thực phẩm được liệt kê sau:
- Thực phẩm có vị nóng như gia vị hành tỏi, hẹ, ớt, hoặc thịt chó, thịt dê…
- Thực phẩm có mùi tanh như cá chép, cá mè, tôm, cua và ốc.
- Rau muống
- Những chất kích thích như bia, rượu hay thuốc lá.
- Mỡ động vật
- Thức uống có ga
Tuy bệnh đau mắt đỏ là một bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gây khó chịu kéo dài cho bệnh nhân hoặc để lại các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến mắt. Với những thông tin xoay quanh bệnh, hy vọng sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh và có cách xử trí tốt nhất khi mắc bệnh.