Bạn có biết, thời điểm nào là tuyệt vời nhất để thức dậy vào sáng sớm không?
- Cụ bà có não bộ trẻ thêm 13 tuổi tiết lộ món nước uống chống bệnh người già, giảm sa sút trí tuệ, bao gồm nhiều lợi ích
- Phát hiện 3 dấu hiệu dị thường ở ngón tay chứng tỏ ung thư: kiêng những thực phẩm tàn phá cơ thể từng giây này là vừa
Theo thời gian, bệnh tật ngày càng tăng lên, những cảnh báo về sức khỏe liên tiếp xuất hiện. Nhiều thói quen được các bác sĩ nhắc nhở nên chú ý, vì một khi lạm dụng, chúng có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Nhiều lời khuyên dành cho việc thức dậy vào sáng sớm mỗi ngày, trong đó, khung thời gian được chỉ định sẽ giúp cho não bộ được tăng cường, trí tuệ được minh mẫn, thậm chí còn giúp phòng và điều trị bệnh.
Tiết lộ về khung ‘thời gian vàng’ mỗi sáng
Chu kỳ giấc ngủ - thức của con người vốn được hoạt động như một cơ chế sinh học, mang lại trạng thái cân bằng hoàn hảo cho cơ thể.
Khi ngủ, các hoóc-môn sinh trưởng trong cơ thể được tiết ra nhiều hơn, các hoóc-môn này có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bất lợi cho cơ thể (vi khuẩn, virút gây bệnh và các yếu tố xấu khác). Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng góp phần làm chậm sự già yếu và kéo dài tuổi thọ của mỗi một người.
Vì vậy, giấc ngủ là một phần cơ bản của cuộc sống khỏe mạnh, giúp cho mọi hoạt động của cơ thể và trạng thái tinh thần được cải thiện, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu suất trong công việc.
Nếu thiếu ngủ hoặc bị rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuổi thọ và công việc hàng ngày (bao gồm những công việc đơn giản nhất).
Song song đó, việc thức dậy sau giấc ngủ ngon cũng được xem là một trạng thái có thể chạm đỉnh tuyệt vời. không Ở góc độ Đông y, Thầy thuốc nhân dân Phùng Đình Khánh cho biết, giờ Dần (3-5h) được xem là giờ sáng suốt, tỉnh táo nhất.
Đó cũng là giờ tâm tĩnh, thân trong, nên nhiều người lựa chọn cung giờ này để làm nhiều việc lớn. Đối với những người làm khoa học, nghiên cứu, chữ nghĩa… việc thức giấc vào giờ này, sau một giấc ngủ sớm, sâu, sẽ đạt được trạng thái tinh túy nhất
Tuy nhiên, nếu thức dậy sớm, bạn cũng điều chỉnh cơ thể cho một giấc ngủ sớm. Khung giờ ngủ hợp lý cho não bộ và sức khỏe được nhắc đến chính là 8h.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, thói quen sinh hoạt và guồng quay công việc cũng đã được điều chỉnh ít nhiều. Thanh niên, trung niên hay thậm chí những người lớn tuổi cũng đã có thời gian ngủ trễ hơn: nhất là khoảng 11h và thức đêm sau hơn 12h. Điều này được nhắc nhở sẽ không tốt cho sức khỏe.
Mặt khác, ở khung 3-4h, bạn nên cẩn trọng nhiệt độ trái đất, nhiệt độ cơ thể đạt mức thấp nhất. Nếu thức giấc vào giờ này không cẩn thận lại có hại cho sức khỏe. Do đó, theo Thầy thuốc nhân dân Phùng Đình Khánh, thời điểm lý tưởng nhất là nên đi ngủ lúc 22h và thức giấc vào khoảng 5h -6h sáng.
Nhìn theo góc độ khoa học, các nhà nghiên cứu cũng đồng ý rằng, khoảng thời gian từ 5-6 giờ sáng là thời điểm thích hợp để thức dậy. Nhiều loại hormone, đặc biệt là cortisol sẽ khiến con người có được mức hoạt động cao nhất và có thể giúp chúng ta phòng tránh bệnh tật, khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Lợi ích của giấc ngủ
Bạn nên chú ý về sức khỏe của mình, đặc biệt là giấc ngủ. Lợi ích cho việc giấc ngủ ngon trong việc phòng và điều trị bệnh:
Cải thiện sức khỏe tâm thần
Một giấc ngủ ngon mang lại sức khỏe tốt cho cơ thể, đặc biệt như trí óc. Bạn có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe như lo âu và trầm cảm, cáu gắt, mệt mỏi nghiêm trọng nếu thiếu ngủ, giấc ngủ không được lành mạnh.
Hệ thống miễn dịch mạnh hơn/Chống ung thư
Việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm giảm các protein đặc biệt chống lại nhiễm trùng và viêm.
Khi khả năng bảo vệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể suy giảm, điều đó khiến cơ thể trở nên “yếu” hơn trước các tác nhân gây bệnh, thậm chí kháng lại các vắc - xin. Nguy cơ liên quan đến các bệnh ung thư cũng ảnh hưởng tiêu cực hơn.
Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ không đủ giấc có liên quan đến tăng cân, tăng huyết áp và viêm nhiễm.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Lúc ngủ, trái tim được giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn sẽ ổn định hơn, nhịp thở nhẹ nhàng hơn và huyết áp giảm hơn lúc thức (lúc đang ngủ vào khoảng nửa đêm gần sáng huyết áp đỉnh thấp hơn bình thường khoảng 20mmHg).
Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ như mất ngủ cũng liên quan đến nguy cơ bệnh tim dễ dẫn đến một số tác hại như liệt nửa người, méo mặt, đột quỵ tử vong. Giấc ngủ tốt sẽ giúp phòng tránh rối loạn giấc ngủ và sức khỏe tim mạch.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì
Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể có đủ sức khỏe để tập thể dục và đưa ra lựa chọn tốt hơn liên quan đến thức ăn. Chất lượng giấc ngủ có liên quan đến cách cơ thể chuyển hóa glucose (lượng đường trong máu), giúp giảm tình trạng rối loạn giấc ngủ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Não bộ minh mẫn hơn
Sau một đêm ngủ ngon giấc, việc tập trung vào công việc hay bất cứ thứ gì đó trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu không ưu tiên giấc ngủ ngon, chúng ta có thể đối diện hàng giờ mất năng suất và sự tập trung.
Việc ưu tiên ngủ đủ giấc thực sự có thể cải thiện tâm trạng, sự tập trung và phản ứng của cơ thể khi nói chuyện hoặc lái xe, trí nhớ và khả năng tập trung. Do đó, bạn nên chú ý việc ngủ - thức hợp lý có lợi cho sức khỏe.