Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ngay cả đối với những người ăn nhiều thịt và carbs, khi ăn món khai vị sữa chua đã giúp loại bỏ nhiều tình trạng xấu đối với sức khỏe.
- Biết được những tác dụng tuyệt vời này, mỗi ngày bạn sẽ uống một ly nước ép rau má
- Mỹ phẩm organic: Xu hướng làm đẹp mới với nhiều tác dụng 'thần kỳ'
Ăn sữa chua như một món khai vị trước bữa ăn có thể giảm viêm, tăng huyết áp và tăng cường sức khỏe đường ruột... - những lợi ích vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Journal of Nutrition. Nghiên cứu khám phá giả thuyết rằng ăn sữa chua có thể giúp giảm viêm bằng cách cải thiện tính toàn vẹn của lớp lót ruột, do đó ngăn ngừa nội độc tố — các phân tử gây viêm do vi khuẩn đường ruột tạo ra - khi đi qua dòng máu.
Ăn sữa chua như một món khai vị trước bữa ăn có thể giảm viêm, tăng huyết áp và tăng cường sức khỏe đường ruột...
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin-Madison đã tiến hành nghiên cứu và yêu cầu 120 phụ nữ tiền mãn kinh tham gia cuộc nghiên cứu. Một nửa số người tham gia bị béo phì và số còn lại có trọng lượng bình thường. 60 người trong số họ được yêu cầu ăn 350gr sữa chua ngọt ít chất béo mỗi ngày. Trong khi đó, 60 người còn lại cũng tham gia nghiên cứu được áp dụng chế độ ăn có đồ ăn nhẹ tương đương nhưng không có sữa.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ngay cả đối với những người ăn nhiều thịt và carbs, khi ăn món khai vị sữa chua đã giúp loại bỏ tình trạng viêm do chất béo bão hòa gây ra. Đây là nghiên cứu mới nhất cho thấy các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và phô mai có thể có tác dụng biến đổi đối với sức khỏe và viêm đường ruột.
"Chúng tôi thấy hiệu quả tức thì, kéo dài trong 9 tuần, và chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng điều này sẽ cải thiện theo thời gian", Brad Bolling, giáo sư về khoa học thực phẩm của trường đại học Wisconsin-Madison, tác giả chính của cuộc nghiên cứu nói với Daily Mail Online.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ngay cả đối với những người ăn nhiều thịt và carbs, khi ăn món khai vị sữa chua đã giúp loại bỏ tình trạng viêm do chất béo bão hòa gây ra.
Tình trạng viêm có thể có lợi trong việc chống lại bệnh tật và chấn thương vì nó là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể. Nhưng khi viêm kéo dài quá lâu, nó có thể dẫn đến viêm mãn tính khiến cơ thể tự tấn công chính nó, tàn phá về mặt sinh học trên các cơ quan nội tạng và hệ thống hoạt đông trong cơ thể. Viêm mãn tính là một yếu tố gây bệnh viêm ruột, viêm khớp và hen suyễn. Nó cũng liên quan đến béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác.
Các thuốc kháng viêm như aspirin, naproxen, hydrocortisone và prednisone có thể giúp giảm thiểu tác dụng của viêm mãn tính nhưng mỗi loại đều có nguy cơ và tác dụng phụ.
Vì vậy, trong hai thập kỷ qua các nhà khoa học đã xem xét các giải pháp thay thế, đặc biệt là các phương pháp điều trị an toàn, nhẹ nhàng và lâu dài. Nhưng kết quả nhận về lại là sự tranh cãi giữa việc các sản phẩm sữa có tác động thế nào đến viêm. Một nhóm các nhà khoa học cho rằng sản phẩm sữa làm cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn trong khi số khác lại cho rằng sữa có thể chống viêm.
Đây là nghiên cứu mới nhất cho thấy các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và phô mai có thể có tác dụng biến đổi đối với sức khỏe và viêm đường ruột.
Bolling đã trích dẫn một bài đánh giá năm 2017 đã đánh giá 52 thử nghiệm lâm sàng cho thấy: "Đã có một số kết quả khác nhau trong nhiều năm qua, nhưng một bài báo gần đây cho thấy mọi thứ đang hướng tới chống viêm, đặc biệt đối với sữa lên men và dường như sữa chua là sản phẩm từ sữa hứa hẹn nhất để chống lại tình trạng viêm nguy hiểm", Tiến sĩ Bolling cho biết.
"Chúng tôi quan tâm đến toàn bộ loại sữa vì trong một số nghiên cứu can thiệp trước đây. Những người béo phì đã tiêu thụ sữa, pho mát và sữa chua có tác dụng kháng viêm nói chung. Vì vậy, chúng tôi muốn có một nghiên cứu sát hơn vì chúng tôi muốn tìm ra một sản phẩm có tác dụng nhất. Ăn sữa chua có vẻ hứa hẹn nhất về mối liên hệ với sức khỏe đường ruột", Tiến sĩ Bolling nói với Daily Mail Online.
Đã có một vài nghiên cứu nhỏ về tác dụng của sữa chua với sức khỏe đường ruột nhưng ở trên động vật.
Sữa chua được làm bằng cách truyền sữa với vi khuẩn "tốt", khiến nó lên men. Những vi khuẩn sống này kích thích vi khuẩn thân thiện của ruột và ngăn chặn vi khuẩn có hại.
Đối với nghiên cứu này, một trong những nghiên cứu can thiệp lớn nhất của con người để xem xét lợi ích sữa chua, ông đã chọn một loại sữa chua có hàm lượng chất béo ít béo đơn giản, chủ yếu là vì nó được phổ biến rộng rãi nhất ở Mỹ.
Các phát hiện còn có giá trị hơn khi cho thấy rằng tiêu thụ sữa lên men có thể làm giảm viêm mãn tính, một yếu tố trong bệnh viêm ruột, viêm khớp và hen suyễn.
"Không có gì thực sự đặc biệt hay kì lạ. Một nửa số người tham gia được chỉ định ăn khoảng 350gram sữa chua ít béo mỗi ngày trong khi một nửa còn lại ăn bánh pudding không sữa. Các mẫu máu ăn chay được lấy tại các điểm khác nhau để đánh giá một loại các dấu ấn sinh học mà các nhà khoa học đã sử dụng qua nhiều năm để đo lường sự tiếp xúc và viêm nhiễm độc tố", ông nói thêm.
Kết quả là, những người tham gia đã thấy một sự sụt giảm đáng kể các phân tử viêm có hại xâm nhập vào dòng máu. Những người ăn món sữa chua khai vị còn có sự cải thiện sự trao đổi chất glucose ở người bị bệnh béo phì bằng cách tăng tốc độ giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Các phát hiện còn có giá trị hơn khi cho thấy rằng tiêu thụ sữa lên men có thể làm giảm viêm mãn tính, một yếu tố trong bệnh viêm ruột, viêm khớp và hen suyễn.
"Kết quả cho thấy việc tiêu thụ sữa chua liên tục có thể có tác dụng kháng viêm nói chung cho dù chưa có giới hạn rõ ràng cho việc tiêu thụ bao nhiêu sữa chua mỗi ngày thì có lợi", Tiến sĩ Bolling giải thích.
Những người ăn món sữa chua khai vị còn có sự cải thiện sự trao đổi chất glucose ở người bị bệnh béo phì.
Tiến sĩ Bolling thừa nhận nghiên cứu của ông đã không khám phá số lượng cao hơn 350gram sữa chua mỗi ngày (khoảng 300 calo) vì đó là lượng calo ít hơn một nửa số calo từ sữa được khuyến nghị nên tiêu thụ ở Mỹ.
Nghiên cứu cũng không xác định các hợp chất nào trong sữa chua chịu trách nhiệm cho sự thay đổi về mặt sinh học liên quan đến hiệu quả thúc đẩy sức khỏe hoặc cách chúng hoạt động trong cơ thể.
Tiến sĩ Bolling chia sẻ thêm rằng, nhóm các nhà khoa học của ông định hướng bước tiếp theo là xác định các thành phần và sau đó tìm được bằng chứng cho thấy cơ chế hành động của sữa chua hỗ trợ cơ thể con người.
"Cuối cùng, chúng tôi muốn thấy những thành phần này được tối ưu hóa trong thực phẩm, đặc biệt là trong các tình huống y tế, điều quan trọng là ức chế viêm thông qua chế độ ăn uống. Chúng tôi nghĩ đây là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn", ông cho biết.