Tỉ lệ người bị đau dạ dày tại Việt Nam ngày càng tăng. Bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống và nghiêm trọng hơn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Một người dùng TikTok cho rằng tình trạng táo bón có thể được giải quyết bằng cách chà xát hai tay với nhau, liệu điều này có thực sự hiệu quả?
- Tử cung khỏe mạnh giúp phụ nữ tươi trẻ, sống thọ, cần làm 7 việc này để bảo vệ tử cung
Chế độ ăn uống
Người Việt Nam nói chung, người làm việc văn phòng nói riêng thường có thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, hay bỏ bữa hoặc nhịn đói thường xuyên... từ đó gây ra khả năng tổn thương đến niêm mạc dạ dày cao hơn bình thường dẫn đến xuất hiện hiện tượng đau dạ dày.
Ngoài ra những người có thói quen ăn đồ chua cay, quá nóng, quá lạnh hoặc hay sử dụng rượu bia, dùng đồ uống có gas…..cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về bao tử ở nam giới.
Thói quen sinh hoạt
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Y Tế hàng đầu thế giới, những người có thói quen như thức quá khuya, ăn đêm, hút thuốc lá… đều có tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao hơn những người có thói quen sinh hoạt khoa học. Vì vậy có thể nói đây cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh chính.
Ngộ độc thực phẩm
Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng trong thực phẩm hoặc xử lý thực phẩm không đúng cách là những nguyên nhân gây ngộ độc. Nạn nhân có thể bị tiêu chảy, đau bụng dạ dày, buồn nôn và nôn.
Ngộ độc thực phẩm thường tự khỏi nhưng cần đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu mất nước, nôn hay đi tiểu ra máu hoặc bị tiêu chảy nặng và kéo dài hơn 3 ngày. Cũng nên đến bệnh viện ngay trong trường hợp người đang mắc bệnh hoặc có hệ miễn dịch yếu mà lại xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Tâm lý căng thẳng
Những người thường xuyên làm công việc áp lực khiến tinh thần căng thẳng kéo dài sẽ gây ra khả năng tiết axit dịch vị trong dạ dày từ đó dẫn tới tình trạng đau nhói vùng thượng vị.
Dị ứng thực phẩm
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể phản ứng nhầm với một loại thực phẩm nào đó, cho rằng chúng có hại và cố gắng chống lại. Ngoài bị đau dạ dày, các triệu chứng khác như ngứa ran và sưng ở miệng, cổ họng... cũng xuất hiện.
Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị bằng epinephrine ngay lập tức. Hải sản, các loại hạt, trứng, đậu phộng và sữa là một vài trong những tác nhân có nguy cơ gây ra dị ứng.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Vi khuẩn HP)
HP là một trong những loại virus sinh sống và phát triển trong dạ dày của con người và chúng có thể gây ra tổn thương đến niêm mạc dạ dày gây ra các vết viêm loét trong dạ dày. Ngoài ra vi khuẩn HP có thể lan truyền qua rất nhiều con đường khác nhau vì vậy có rất nhiều khả năng nguyên nhân bị đau dạ dày chính là do nhiễm khuẩn này.
Yếu tố miễn dịch
Nguyên nhân này mới gần đây đã được các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra. Do cơ thể có các kháng thể kháng các yếu tố nội sinh từ đó dẫn đến tổn thương bên trong niêm mạc và gây ra hiện tượng đau thượng vị.
Không dung nạp Lactose
Lactose là đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Nếu bạn không có đủ enzyme lactase, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc phá vỡ lactose. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng dạ dày. Tuy không có cách chữa trị nhưng bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách hạn chế sữa trong chế độ ăn uống hàng ngày hoặc uống thuốc một số thuốc không cần kê đơn.
Yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu, hầu hết những bệnh nhân bị đau dạ dày đều có tiền sử gia đình có người đã mắc bệnh. Những người có nhóm máu O cũng chiếm tỉ lệ bị viêm loét dạ dày cao hơn các nhóm máu khác