Ngày nay, số lượng bệnh nhân ung thư ngày càng tăng đáng kể. Bên cạnh việc điều trị, kết hợp ăn uống cũng góp phần hạn chế sự phát triển của khối u ác tính.
- Món ăn chữa dứt điểm chứng trào ngược dạ dày, ngăn ngừa ung thư thực quản
- 4 triệu chứng khi ngủ dậy chứng tỏ gan không tốt, cẩn thận ung thư sớm
Dưới đây là 8 loại rau có tác dụng với từng loại bệnh ung thư
Ung thư tuyến tụy: Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là rau rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt trong súp lơ xanh có chứa sulphoraphane, chất này có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy.
Ngoài ra, bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy cũng nên tích cực ăn củ cải trắng.
Ung thư da: Măng tây
Măng tây có tác dụng rất tốt cho bệnh ung thư da. Nguyên nhân vì trong măng tây chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào da và phòng ngừa ung thư da hiệu quả.
Ngoài ra, măng tây còn chứa nhiều vitamin, axit nucleic… cực kì tốt cho việc phòng chống ung thư da, ung thư hạch và ung thư bàng quang.
Ung thư phổi: Rau cải bó xôi
Rau cải bó xôi là loại rau rất nhiều dinh dưỡng, tốt cho mọi đối tượng, chứa thành phần chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại bởi gốc tự do gây ra.
Theo nghiên cứu y khoa, ăn rau cải bó xôi mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ ung thư phổi ít nhất là 50% bởi loại rau này rất giàu folate, đây là chất cực tốt giảm nguy cơ ung thư phổi.
Ung thư vú: Rong biển
Rong biển có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin E và thành phần i-ốt. Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra thiếu hụt i-ốt chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư vú, vì thế việc bổ sung rong biển hàng ngày là cực kì tốt để cân bằng i-ốt cho cơ thể, giúp phòng ngừa ung thư vú hiệu quả.
Ung thư gan: Nấm
Nấm là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nấm có tác dụng ức chế hoạt động các chất gây ung thư, không cho tế bào ung thư tăng trưởng.
Bởi thành phần chứa các lớp polysaccharide có thể thúc đẩy hình thành kháng thể để cơ thể tạo ra miễn dịch với khối u, có thể đề kháng với nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư gan, ung thư hạch và ung thư ruột.
Ung thư ruột: Cây sả
Cây sả chứa nhiều chất rất tốt cho cơ thể, nhiều chất xơ giúp đẩy nhanh tốc độ làm sạch thức ăn thừa trong ruột, giảm các chất độc hại, thúc đẩy bài tiết hiệu quả.
Điều này cho thấy cây sả mang lại rất nhiều lợi ích cho phòng chống ung thư ruột, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Ung thư cổ tử cung: Đậu nành
Trong đậu nành có chứa Isoflavone, lignin có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm khả năng phát triển của các tế bào ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, việc ăn thường xuyên các sản phẩm từ đậu nành (đậu tương) như đậu phụ và tào phớ, sữa đậu nành còn giúp giảm phân chia tế bào ung thư, ngăn chặn sự di căn của khối u hiệu quả.
Ung thư dạ dày: Tỏi
Tỏi có khả năng làm giảm lượng nitrit trong dạ dày, từ đó ngăn chặn và hạn chế được nguy cơ ung thư dạ dày.
Ngoài ra, tỏi còn mang lại nhiều lợi ích cho tiêu hóa và đường ruột, tăng đề kháng. Ăn tỏi thường xuyên là cách đơn giản nhất để nâng cao sức khỏe cho cơ thể.