Chúng ta thường cho rằng tình trạng của mái tóc phụ thuộc vào cách chăm sóc và các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên những dấu hiệu từ mái tóc có thể tiết lộ vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể.
- Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ngưng uống rượu bia trong 28 ngày?
Dưới đây là một số tình trạng thường gặp ở tóc và những bất ổn trong cơ thể có liên quan đến chúng.
1. Tóc xơ, thiếu sức sống
Khi thấy tóc xơ, chúng ta thường nghĩ là do sai lầm trong việc chăm sóc tóc, nhuộm tóc nhiều hay ép, uốn tóc thường xuyên.
Song tóc cũng có thể bị khô xơ vào mùa đông và rụng khi cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất.
Dấu hiệu này có thể cảnh báo cơ thể cần bổ sung selen, lưu huỳnh và phốt pho.
2. Gàu
Bản thân gàu không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ngứa ngáy. Có nhiều nguyên nhân gây ra gàu, ví dụ như dùng quá nhiều sản phẩm chăm sóc tóc.
Ngoài ra gàu có thể xuất hiện do chế độ ăn uống bất thường, đặc biệt là khi bạn bất ngờ kiêng, giảm chất béo và tinh bột.
Ngoài ra căng thẳng, vấn đề về đường tiêu hóa hoặc suy giảm miễn dịch cũng có thể gây ra gàu.
Nếu gàu có màu vàng, bạn có thể bị viêm da tiết bã (viêm da dầu), một bệnh lý da liễu khá khó điều trị.
Trong trường hợp này, dầu gội đầu trị gàu sẽ không có hiệu quả, bạn phải đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị chính xác.
3. Tóc mỏng, dễ gãy
Tóc mỏng và dễ gãy có thể là do thiếu protein. Thiếu protein không chỉ khiến tình trạng tóc tệ đi mà ảnh hưởng cả da, móng. Bạn nên ăn nhiều hoa quả và bổ sung axit béo omega-3.
Ngoài ra đây cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn. Ví dụ tóc giòn, dễ gãy có thể là dấu hiệu của hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát). Nếu bạn thấy cả dấu hiệu mất ngủ mãn tính, huyết áp cao, đau lưng bất thường thì nên đi khám bác sĩ.
4. Tóc rụng từng mảng
Theo Viện Da liễu Mỹ, người bình thường có thể rụng 50-100 sợi tóc mỗi ngày, ngoại từ phụ nữ có thai, tiền mãn kinh hay một số nguyên nhân tự nhiên gây tóc rụng nhiều hơn.
Cách đơn giản để kiểm tra tóc rụng bình thường hay bất thường là luồn tay vào tóc và kéo từ chân đến ngọn. Nếu tóc khỏe bạn sẽ chỉ thấy từ 0-2 sợi tóc rụng trên bàn tay, 3-5 sợi là bình thường, còn nếu nhiều hơn thì bạn có thể cần đi khám bác sĩ.
Rụng tóc có thể liên quan tới hệ nội tiết hay hệ miễn dịch. Nó cũng có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường. Ngoài ra thiếu vitamin hay căng thẳng cũng gây rụng tóc.
5. Tóc bết dính
Tóc bết dính thường là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống không lành mạnh, quá nhiều mỡ động vật.
Để khắc phục, bạn nên giảm ăn thịt và các món chiên rán nhiều dầu mỡ, kiêng đồ ngọt, thực phẩm xông khói, rượu bia, cà phê.
Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu tràm trà vào dầu gội để tuyến bã nhờn giảm tiết dầu.
Nếu mẹo trên không hiệu quả, thì tình trạng của bạn có thể là do vấn đề chuyển hóa, suy giảm nội tiết tố hoặc bệnh gan. Khi đó bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.
6. Tóc bạc sớm
Tóc bạc phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền. Trung bình phụ nữ bắt đầu bạc tóc ở tuổi 30-40, nhưng có những người trẻ, thậm chí là thanh thiếu niên cũng có tóc bạc.
Tóc bạc sớm thường là do căng thẳng quá mức, mệt mỏi kéo dài, chế độ ăn mất cân bằng (thiếu protein).
7. Ngứa da đầu
Nếu bạn thấy triệu chứng này đi kèm với nổi mụn, lở loét, bong tróc da đầu,... thì nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu bệnh vẩy nến hoặc eczema.
Nếu ngứa da đầu không đi kèm các triệu chứng trên thì có thể là do căng thẳng gây rối loạn hệ thần kinh hay rối loạn tic (một dấu hiệu khác là cắn móng tay). Khi đó nên uống thảo mộc, bổ sung vitamin B1, B6 và khám bác sĩ thần kinh.
8. Tóc khô, chẻ ngọn
Tóc khô có thể là do thiếu protein, sắt, đồng. Vấn đề này cũng xảy ra ở những người ăn kiêng quá khắt khe hoặc gặp vấn đề nội tiết tố.
Bạn nên bổ sung thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin như cá, cà rốt. Ngoài ra uống nước cam để hấp thụ sắt tốt hơn và uống nhiều nước để tránh mất nước.