Để có sức khỏe tốt, mọi người hãy luôn xây dựng cho mình những thói quen tốt. Dưới đây là các thói quen hữu ích cho tất cả mọi người.
- 3 bệnh nguy hiểm người huyết áp thấp cần lưu ý, đặc biệt là tai biến mạch máu não
- Phát hiện ung thư đại tràng nhờ 3 dấu hiệu điển hình, làm gì để phòng tránh?
Luôn ăn sáng
Đây là thói quen tốt nhưng nhiều người lại hay bỏ qua. Bữa sáng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm khởi động quá trình trao đổi chất trong cơ thể và ngăn chặn cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá mức cần thiết.
Việc ăn sáng cũng giúp con người khỏe mạnh hơn bởi các lợi ích sau:
- Kiểm soát tốt lượng đường huyết của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho các hoạt động của cơ thể.
- Tăng khả năng tập trung, giảm tỷ lệ bị ốm vặt ở trẻ nhỏ.
- Cân bằng trọng lượng và giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Ăn sáng là thói quen tốt để luôn khỏe mạnh.
Uống nhiều nước
Uống đủ nước và cấp nước đúng lúc cho cơ thể sẽ giúp bạn giảm thiểu sự mệt mỏi, căng thẳng, tói bón, tinh thần minh mẫn và sảng khoái hơn. Ngoài ra, uống nhiều nước mỗi ngày cũng góp phần ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, thừa cân, béo phì và tiểu đường tuýp 2.
Thường xuyên vận động thể chất
Thường xuyên vận động và tập thể dục là một thói quen tốt để người khỏe mạnh. Sức khỏe sẽ được cải thiện đáng kể nhờ vào những buổi tập luyện giai đoạn ngắn, chẳng hạn như căng cơ hoặc hít thở sâu. Các bài tập này rất tốt cho cơ thể và tâm trí.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dành khoảng 30 phút để đi bộ tối thiểu 5 lần / tuần nhằm giúp duy trì sự dẻo dai của cơ xương khớp. Nếu bạn không có thời gian thực hiện cùng lúc các bài tập thể dục, hãy chia nhỏ thành các hiệp ngắn để luyện tập.
Hạn chế sử dụng điện thoại và các thiết bị thông minh khác
Việc sử dụng thường xuyên điện thoại và các thiết bị thông minh khác như máy tính, ti vi có thể gây ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh sức khỏe.
Việc dành nhiều thời gian xem điện thoại sẽ dẫn đến các vấn đề về mắt như mỏi mắt, khô mắt, mờ mắt, loạn thị hoặc cận thị. Ngoài ra, dùng nhiều điện thoại cũng như các thiết bị điện tử khác cũng gây hại cho hệ xương khớp, làn da và tinh thần.
Bạn có thể cắt giảm thời gian sử dụng thiết bị và làm những điều yêu thích khác như đọc sách, trồng rau, dọn nhà hoặc chuẩn bị cho bữa tối.
Hãy hạn chế dùng điện thoại.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề về phổi, gan, tụy, dạ dày,... Các hóa chất độc hại trong thuốc lá có thể tàn phá các cơ quan trong cơ thể và gây ra một số bệnh như: Lao, sâu răng, vàng răng, loãng xương, đục thủy tinh thể, viêm phổi, ung thư phổi và tiểu đường. Chính vì vậy, để trở thành người khỏe mạnh, bạn cần sớm từ bỏ hoặc tránh xa thuốc lá càng sớm càng tốt.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi mới cai thuốc lá, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp từ bác sĩ để có chiến lược cụ thể.
Chăm chút cho một giấc ngủ sâu mỗi đêm
Một giấc ngủ ngon giúp mang lại hàng loạt lợi ích sức khỏe cho con người, bao gồm nâng cao tâm trạng, tăng cường trí nhớ, tăng sự tập trung và cải thiện khả năng học những điều mới mẻ. Về lâu dài, sự chăm chút cho chất lượng giấc ngủ mỗi đêm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giúp bạn giữ gìn vóc dáng cân đối. Đây là thói quen tốt nhưng không nhiều người chú trọng.
Những người có sức khỏe tốt thường ngủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Để được nghỉ ngơi tốt nhất, bạn nên đi ngủ và thức dậy vào khoảng thời gian giống nhau mỗi ngày.
Thiền định
Thiền định là một phương pháp rèn luyện sức khỏe khác của người khỏe mạnh. Các nghiên cứu cho thấy, thiền định giúp làm giảm căng thẳng, giảm đau và cải thiện tốt tâm trạng. Sau 8 tuần thường xuyên thiền định giúp bạn thay đổi các phần của não bộ liên quan đến học tập, cảm xúc và trí nhớ.