Dựa trên cách ăn uống có chánh niệm, có 7 kiểu đói ăn khác nhau. Tất cả đều liên quan đến các cơ quan khác nhau của cơ thể chúng ta: tâm trí, tim, mắt, mũi, miệng, tế bào và dạ dày.
- Loại rau dại đắt gấp 2-3 lần rau sạch, Châu Âu, Trung Quốc tôn là "rau trường thọ" nhưng người Việt vẫn chưa biết dùng đúng cách
- Phụ nữ nếu có 4 vùng này luôn "sạch" thì xin chúc mừng, bạn có khả năng phòng bệnh tốt và sống thọ hơn hẳn những người khác!
Đói ăn được xác định là rất muốn ăn. Điều này cũng rất hữu ích trong việc xác định trạng thái tâm trí hiện tại của một người khi họ đột ngột bị "thôi thúc" ăn. Đưa tay ra với lấy thức ăn không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn đang đói. Bởi thực tế, cảm giác đói thường bị chi phối bởi suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của chúng ta.
Ăn uống có chánh niệm, một thực hành trong Phật giáo là một cách ăn uống dựa trên sự nhận biết cảm tính về thức ăn. Nó khuyến khích chúng ta chú ý đến thức ăn của mình từng miếng ăn mà không cần phán xét. Ăn uống có chánh niệm không phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của chúng ta (ăn bất cứ khi nào bạn buồn hay vui). Do đó, nó giúp chúng ta kiểm soát thức ăn của mình, thay vì bị thức ăn kiểm soát. Khi được kết hợp vào hành vi, có thể giúp mọi người về lâu dài bằng cách kiểm soát các bệnh mãn tính, các vấn đề về giấc ngủ và trầm cảm.
Dựa trên cách ăn uống có chánh niệm, có 7 kiểu đói ăn khác nhau. Tất cả đều liên quan đến các cơ quan khác nhau của cơ thể chúng ta: Tâm trí, tim, mắt, mũi, miệng, tế bào và dạ dày. Người ta nói rằng một khi nhận thức được tất cả các kiểu đói ăn khác nhau này, bạn có thể đưa ra lựa chọn lành mạnh và có ý thức về việc ăn gì và ăn khi nào.
7 kiểu đói ăn thường gặp chính là:
Đói ăn trong tâm trí
Cơn đói tâm trí gắn liền với những suy nghĩ của chúng ta và thường xuất hiện dưới dạng "nên hoặc không nên". Những suy nghĩ như "Hôm nay là ngày may mắn của tôi, tôi nên lấy một cái bánh ngọt" hoặc "Tôi rất buồn, tôi muốn một cây kem" thường bị chi phối bởi tâm trạng và suy nghĩ của chúng ta. Nó cũng bao gồm những suy nghĩ như "Tôi nên giảm lượng carbs của mình", "Tôi nên ăn nhiều protein hơn" và "Tôi cần uống nhiều nước hơn".
Điều tồi tệ về kiểu đói ăn trong tâm trí là suy nghĩ thay đổi thì sở thích ăn uống cũng vậy. Tâm trí của chúng ta thường thay đổi do bị ảnh hưởng bởi một số lời khuyên từ sách vở dinh dưỡng, từ chuyên gia... Điều này khiến tâm trí chúng ta không được thỏa mãn do suy nghĩ dao động, dẫn đến việc vượt quá nhu cầu dinh dưỡng thực tế của cơ thể.
Việc cần làm: Cố gắng đặt câu hỏi trước khi ăn. Bạn đang ăn vì bạn đói? Bạn đang ăn vì nó được gợi ý bởi một người bạn là chuyên gia dinh dưỡng? Thức ăn sẽ cung cấp cho tôi chất dinh dưỡng? Liệu món ăn có thỏa mãn cơn thèm của tôi không?
"Đói trong tim"
Đây chính là kiểu ăn uống theo cảm xúc. Nó có thể là cả tích cực hoặc tiêu cực. Hầu hết các trường hợp, bạn ăn để đáp lại những cảm xúc tiêu cực vì nghĩ rằng thức ăn sẽ giúp lấp đầy khoảng trống trong trái tim hoặc tránh những cảm giác đau đớn đó trong lúc này. Bạn muốn trải nghiệm lại cảm giác ấm áp của sự kết nối với một kỷ niệm được chia sẻ giữa bạn và người cụ thể.
Ví dụ, bạn có thể thường thèm ăn thức ăn do bà hoặc mẹ chế biến, chỉ để cảm thấy hạnh phúc hoặc hoài niệm về tuổi thơ.
Việc cần làm: Đối phó với cảm xúc của bạn một cách lành mạnh, thay vì tiếp cận với thức ăn mỗi khi bạn vui, buồn hoặc nhớ nhung. Tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc sáng tạo. Hãy tìm những cách khác mà bạn có thể kết nối với một người.
"Đói con mắt"
Cảm giác "đói con mắt" bắt đầu xuất hiện khi chúng ta nhìn thấy một số món ăn hấp dẫn hoặc ngon miệng. Nói một cách dễ hiểu, nó có nghĩa là bạn không thể cưỡng lại việc ăn khi nhìn thấy nó. Đây là chiến lược thường được các nhà hàng hoặc siêu thị thực phẩm sử dụng khiến mọi người ăn đồ ăn của họ.
Khi chúng ta nhìn vào một số loại thực phẩm hấp dẫn, trước tiên mắt chúng ta thuyết phục tâm trí và sau đó ra lệnh truyền tín hiệu đến dạ dày và cơ thể. Điều này khiến chúng ta ăn nhiều hơn chỉ để thỏa mãn sự "đói con mắt" của mình.
Việc cần làm: Khi đôi mắt của bạn bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của món ăn, hãy thử chuyển sự tập trung vào những thứ đẹp đẽ khác như tranh vẽ hoặc đồ trang trí tại một địa điểm.
Đói khi ngửi thấy mùi thức ăn
Mũi giúp chúng ta ngửi. Vì vậy, khi bạn đột nhiên ngửi thấy mùi thức ăn và bị cám dỗ, điều đó có nghĩa là bạn đang cảm thấy đói do ngửi thấy mùi đồ ăn. Mùi món ăn yêu thích của bạn như cà phê, bơ nóng chảy, bánh nướng thường mời gọi bạn rất hiệu quả ngay cả khi không thực sự đói. "Đói mũi" thường đan xen với đói miệng. Điều này là do khi một người bị nghẹt mũi do lạnh hoặc các vấn đề khác, họ cũng cảm thấy không còn thú vị trong chuyện ăn uống.
Việc cần làm: Trước khi ăn, hãy đưa đĩa thức ăn lên mũi và kiên nhẫn ngửi từng nguyên liệu. Bắt đầu ăn và với mỗi miếng bạn nuốt, tiếp tục nhận thức được mùi thơm. Điều này có thể giúp bạn ăn ít hơn.
Đói miệng
Đói miệng được gọi là cảm giác hoặc mong muốn nếm nhiều loại hương vị hoặc kết cấu của thực phẩm. Vâng, đó là cảm giác giống nhau, khi bất cứ lúc nào, bạn muốn nếm một ly nước ngọt, ăn thức ăn giòn hoặc chỉ nếm một thứ gì đó ấm nóng.
Đói miệng, tương tự như đói tâm trí, rất khó để thỏa mãn vì nó rất dễ chán. Chiến lược này thường được sử dụng bởi các nhà sản xuất đồ ăn nhanh khi họ chế biến các loại thực phẩm giòn, bơ hoặc có hương vị để đưa nước đến miệng và khiến mọi người muốn có nhiều hơn.
Việc cần làm: Bất cứ khi nào bạn cảm thấy đói miệng hoặc muốn nhai thức hoặc thưởng thức hương vị, hãy nghĩ xem thực phẩm đó có tốt cho sức khỏe hay không và liệu nó có thể thỏa mãn cơn đói hay không. Các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn thường xuyên bị đói miệng, hãy tiêu thụ nhiều protein và thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt vì sẽ giúp bạn no lâu hơn và tránh được những cơn đói không cần thiết.
Đói tế bào
Cơn đói tế bào phản ánh những gì cơ thể chúng ta đòi hỏi (không phải tâm trí) ở cấp độ tế bào. Khi bạn không ăn một chất dinh dưỡng cụ thể nào đó, cơ thể bạn sẽ thèm ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cụ thể đó. Ví dụ, thịt và cá là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào. Khi bạn kiêng các sản phẩm thịt cá trong thời gian dài, bạn sẽ thèm ăn chúng, và cho dù bạn ăn bao nhiêu thức ăn khác, bạn sẽ luôn cảm thấy không hài lòng và vẫn thường trực cơn đói. Điều này cũng tương tự với các loại thực phẩm khác như nước, muối, đường, cam quýt hoặc các loại rau lá.
Việc cần làm: Thử lắng nghe cơ thể, cố gắng biết cơ thể thèm ăn gì và tại sao. Tập trung vào thói quen ăn uống của bạn và hiểu liệu chế độ ăn uống đã đủ chất dinh dưỡng hay chưa. Uống nhiều nước hơn vì đôi khi cơn khát tế bào bị hiểu sai thành cơn đói tế bào.
Đói bụng
Đây được coi là một cơn đói sinh học. Khi bụng đói, chúng ta sẽ gặp phải những cảm giác trong dạ dày như tiếng gầm gừ. Các chuyên gia nói rằng dạ dày lên tiếng để nhắc nhở chúng ta về lịch trình ăn uống thông thường mỗi ngày.
Giả sử, chúng ta đã tạo thói quen ăn 3 lần mỗi ngày. Dạ dày sẽ nhắc nhở chúng ta bằng cách phát ra âm thanh gầm gừ vào thời điểm cụ thể đó mỗi ngày. Điều này có thể gây hại dạ dày vì chúng ta dành nhiều thời gian để ăn chỉ vì đã đến giờ ăn chứ không phải vì đói.
Việc cần làm: Bất cứ khi nào bạn thấy bụng đói, hãy cố gắng ăn chậm và chỉ một phần nhỏ để thỏa mãn cảm giác rằng bạn đã có một thứ gì đó. Ngoài ra, đừng cố gắng vượt qua dấu hiệu dạ dày gầm gừ nếu bạn thực sự đói.
Kết lại là...
Bạn có thể khó chống lại cơn đói từ các giác quan nói trên, nhưng không phải là không thể. Thói quen ăn uống có chánh niệm cần thời gian để kết hợp vào lối sống. Hãy xem xét lịch trình cuộc sống bận rộn của chúng ta và thực hành chánh niệm thường xuyên, bạn có thể kiểm soát cảm giác đói không cần thiết và nhận được những lợi ích về lâu dài.