Tai, mũi, rốn, răng, mặt, âm đạo nếu vệ sinh quá sạch sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.
- 4 sai lầm khi đi vệ sinh nhiều người mắc, có thể gây đột tử bất cứ lúc nào
- Chỉ dựa vào hơi thở, bạn có thể "bắt mạch" tình trạng sức khỏe của bản thân: Không chỉ đơn giản là vấn đề vệ sinh răng miệng!
Tai
Tai có cơ chế tự làm sạch nhất định. Ráy tai có thể bôi trơn ống tai để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm và côn trùng xâm nhập từ bên ngoài. Dùng bông ngoái tai chỉ khiến ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong, gây ảnh hưởng thính giác hoặc nhiễm trùng tai. Khi bạn nói chuyện hoặc ngáp, ráy tai theo chuyển động xuống vùng họng, dựa vào sự thúc đẩy của lông tơ trên da tự thải ra ngoài.
Mũi
Khoang mũi có khả năng tự làm sạch. Dùng móng tay để ngoáy mũi hay thường xuyên làm sạch sẽ làm tổn thương niêm mạc và các mao mạch, gây nhiễm khuẩn.
Rốn
Bên trong rốn có khoảng 1.400 loại vi khuẩn khác nhau nhưng hầu hết chúng không gây bệnh, giúp duy trì nhiệt độ rốn bình thường.
Thường xuyên vệ sinh rốn sẽ khiến nhiệt lượng tỏa ra nhanh, ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa. Chà xát quá mạnh có thể làm tổn thương vùng da mỏng quanh rốn, vi khuẩn dễ xâm nhập vào các mạch máu trong khoang bụng.
Mặt
Rửa sạch da mặt quá kỹ và nhiều lần trong ngày sẽ làm da mất đi các loại dầu tự nhiên, kích thích tuyến nhờn trên da tiết dầu nhiều hơn, gây mụn.
Âm đạo
Thường xuyên dùng các dung dịch, vệ sinh quá sạch làm rối loạn sự cân bằng những vi sinh vật có lợi khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng. Bạn nên dùng nước sạch và vệ sinh nhẹ nhàng.
Răng
Men răng có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sự bào mòn, nhiệt độ cao và hóa chất. Dùng lực quá mạnh khi đánh răng sẽ làm hỏng men răng, khiến răng yếu và nhạy cảm hơn với các thực phẩm nóng lạnh. Khi đánh răng, bạn nên di chuyển bàn chải nhẹ nhàng, tránh gây tổn hại đến răng, nướu.
Tóc
Gội đầu thường xuyên làm tóc khô và bị thiếu lượng dầu tự nhiên. Một tuần bạn chỉ nên gội khoảng hai đến ba lần.