Người bị cao huyết áp không nên ăn những thực phẩm gì để tránh cho việc huyết áp không ổn định là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây là các món ăn mà dù thèm đến mấy bệnh nhân cao huyết áp cũng đừng ăn.
- Uống nước vào 2 thời điểm này trong ngày có tác dụng tương đương với "thuốc trường sinh"
- Chuyên gia Công nghệ thực phẩm: Nên ăn ít giò thủ và tự làm ở nhà
Như thế nào gọi là huyết áp cao?
Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính được tạo thành do các áp lực từ máu tác động lên thành động mạnh tăng cao. Từ các áp lực và sức ép đó mà các mạch máu có thể bị tổn hại theo thời gian. Hiện tượng này có thể gây nên các áp lực ngày càng lớn cho tim, làm tăng các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Cao huyết áp thường sẽ có 4 loại cơ bản gồm: cao huyết áp vô căn (không có nguyên nhân cụ thể), tăng huyết áp thứ phát (liên quan đến các bệnh về thận, động mạch, van tim), cao huyết áp tâm thu đơn độc (huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương bình thường) và tăng huyết áp khi mang thai.
Người bị cao huyết áp nên kiêng gì?
Bên cạnh một số thực phẩm có thể làm giảm huyết áp thì cũng có những thực phẩm khiến huyết áp tăng trầm trọng hơn.
Muối
Muối hay cụ thể là natri trong muối là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim. Muối ăn có khoảng 40% natri.
Chúng ta biết muối đóng góp 1 phần quan trọng với sức khỏe, tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực cho sức khỏe. Các khuyến cáo không nên nạp quá 2.300 mg natri – tương đương với 1 thìa cà phê muối mỗi ngày.
Thịt nguội, thịt xông khói
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của các loại thịt nguội hay thịt xông khói tuy nhiên những thực phẩm này đều đã qua chế biến và thường chứa nhiều natri.
Trong quá trình sản xuất các nguyên liệu được sử dụng để làm thịt nguội hay thịt xông khói đều đã được xử lý, ướp gia vị và bảo quản với muối, vì vậy đây là một thực phẩm không được khuyến khích dùng với người tăng huyết áp.
Cao huyết áp không ăn dưa chua
Dưa chua được chế biến bằng cách sử dụng rất nhiều muối để giúp phần dưa không bị hư hỏng và có thể bảo quản được lâu hơn. Phần dưa càng ủ lâu ngày thì càng hấp thu nhiều muối và không tốt cho sức khỏe của người bị cao huyết áp.
Đường
Nghiên cứu chỉ ra rằng đường và đặc biệt là đồ uống có đường – góp phần làm tăng cân ở người lớn và trẻ em. Thừa cân và béo phì tăng nguy cơ huyết áp cao.
Một nghiên cứu năm 2019 ở phụ nữ bị huyết áp cao cho thấy rằng giảm 2,3 muỗng cà phê đường có thể giúp giảm 8,4 mmHg trong tâm thu và giảm 3,7 mm Hg huyết áp tâm trương.
Thực phẩm đã qua chế biến
Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên giảm chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Điều này đặc biệt đúng đối với những người bị huyết áp cao.
Chất béo chuyển hóa là chất béo nhân tạo giúp tăng thời hạn sử dụng và độ ổn định của thực phẩm đã qua chế biến. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức loại chất béo này làm tăng mức cholesterol LDL (xấu) và giảm mức cholesterol HDL (tốt), có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Chất béo bão hòa cũng làm tăng mức cholesterol LDL trong máu. Chất béo bảo hòa làm tăng nguy cơ bệnh tim cũng như bệnh tiểu đường type 2.
Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thường chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, cùng với lượng đường cao, natri và carbohydrate ít chất xơ. Vì vậy, hãy giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa để giúp tim khỏe mạnh.
Rượu bia
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp của bạn. Nghiên cứu từ năm 2017 đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống ít rượu và giảm huyết áp ở những người thường uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày.
Ở những người không bị tăng huyết áp, hạn chế uống rượu có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp. Rượu cũng có thể tương tác với các loại thuốc huyết áp mà bạn đang dùng làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn chứa nhiều đường và calo. Uống rượu có thể dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì, có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.